|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) là gì? Các khoản cấu thành vốn cấp 2

17:02 | 24/06/2020
Chia sẻ
Vốn cấp 2 (tiếng Anh: Tier 2 Capital) là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai sau vốn cấp 1.
Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) là gì? Các khoản cấu thành vốn cấp 2 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: My Business

Vốn cấp 2 

Khái niệm

Vốn cấp 2 trong tiếng Anh là Tier 2 Capital.

Vốn cấp 2 là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai sau vốn cấp 1. Vốn cấp 2 được chỉ định là vốn bổ sung và bao gồm các khoản mục như dự trữ định giá lại, dự trữ chưa công bố, công cụ lai giữa nợ và vốn, và nợ thứ cấp có kì hạn.

Vốn cấp 2 được coi là kém an toàn hơn vốn cấp 1. Tại Mỹ, yêu cầu về tổng vốn ngân hàng một phần dựa trên trọng số rủi ro tài sản của ngân hàng.

Cách thức hoạt động của vốn cấp 2

Luật điều chỉnh các yêu cầu về vốn ngân hàng bắt nguồn từ Hiệp ước Basel quốc tế. Theo Hiệp ước Basel, vốn của ngân hàng được chia thành vốn nòng cốt cấp 1 và vốn bổ sung cấp 2. Yêu cầu tỉ lệ dự trữ lệ vốn tối thiểu cho một ngân hàng được đặt ở mức 8%. Trong đó, 6% phải được cung cấp bởi vốn cấp 1. Tỉ lệ vốn của một ngân hàng được tính bằng cách chia vốn của nó cho tổng tài sản dựa trên rủi ro.

Vốn cấp 2 được coi là kém tin cậy hơn vốn cấp 1 vì khó tính toán chính xác hơn và bao gồm các tài sản khó thanh lí hơn. Nó thường được chia thành hai cấp độ: bậc trên và bậc dưới. Vốn cấp 2 bậc trên có đặc điểm là vĩnh viễn, và cao cấp hơn so với vốn và vốn chủ sở hữu. Nó cũng bao gồm các coupon và lãi suất tích lũy có thể gia hạn, tiền gốc có thể phát hành. Vốn cấp 2 bậc thấp có đặc điểm là ngân hàng phát hành không tốn kém, coupon không thể gia hạn cho tới khi đáo hạn, và nợ thứ cấp với thời gian đáo hạn tối thiểu 5 năm.

Các khoản cấu thành vốn cấp 2

Khoản đầu tiên của vốn cấp 2 là dự trữ định giá lại. Đây là khoản dự trữ được tạo ra bởi việc định giá lại một tài sản. Một dự trữ định giá lại điển hình là một tòa nhà thuộc sở hữu của một ngân hàng. Theo thời gian, giá trị của tài sản bất động sản có xu hướng tăng và do đó có thể được định giá lại.

Khoản thứ hai là dự phòng chung. Đây là những tổn thất mà một ngân hàng có thể có với số tiền chưa được xác định. Tổng số tiền dự phòng chung được được cho phép tương đương 1,25% tổng giá trị tài sản có rủi ro (RWA) của ngân hàng.

Khoản thứ ba là các công cụ lai giữa nợ và vốn. Cổ phiếu ưu đãi là một ví dụ về các công cụ lai. Một ngân hàng có thể bao gồm các công cụ lai trong vốn cấp 2 của nó miễn là các tài sản đó ngang với vốn chủ sở hữu để có thể cân đối các khoản lỗ trên mệnh giá của công cụ mà không khiến ngân hàng phải thanh lí.

Khoản cuối cùng của vốn cấp 2 là nợ thứ cấp có kì hạn với thời hạn gốc tối thiểu là 5 năm trở lên. Khoản nợ này phụ thuộc vào người gửi tiền ngân hàng thông thường, các khoản vay khác và chứng khoán cấu thành khoản nợ cấp cao hơn.

(Theo Investopedia)

Lê Huy