|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Văn hoá triết lí (Ideological culture) của Quinn và McGrath là gì? Đặc trưng

15:46 | 13/02/2020
Chia sẻ
Văn hoá triết lí (tiếng Anh: Ideological culture) thể hiện thông qua những chuẩn mực được ưu tiên trong việc thực hiện một công việc. Nó có tác dụng trong việc hỗ trợ thực hiện nhiều mục tiêu đồng thời.
Văn hoá triết lí (Ideological culture) của Quinn và McGrath là gì? Đặc trưng - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: belly-and-brain)

Văn hoá triết lí của Quinn và McGrath

Khái niệm

Văn hoá triết hay còn gọi là Văn hoá đặc thù trong tiếng Anh được gọi là Ideological culture hay Adhocracy culture.

Văn hoá triết  thể hiện thông qua những chuẩn mực được ưu tiên trong việc thực hiện một công việc. Nó có tác dụng trong việc hỗ trợ thực hiện nhiều mục tiêu đồng thời. 

Đặc trưng

Trong những tổ chức có văn hoá triết lí, các quyết định thường mang tính tập thể, quyết nghị, người lãnh đạo thường can thiệp và đi tiên phong, sự tự giác của người lao động được củng cố bằng sự cam kết đối với những giá trị được tổ chức coi trọng. 

Quyền hạn được giao phó trên cơ sở uy tín (trí lực) và quyền lực cần thiết cho việc hoàn thành công việc. 

Kết quả lao động được đánh giá trên cơ sở sự nỗ lực, cố gắng khi thực hiện công việc. Mối quan tâm của toàn tổ chức là coi trọng sự tăng trưởng hơn thành tích trước mắt.

Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm của dạng văn hoá tổ chức này thể hiện ở khả năng thích ứng, tính tự chủ và tinh thần sáng tạo. 

- Hạn chế, tuy nhiên, đôi khi việc ra quyết định cũng có thể gặp trở ngại do sự bất đồng giữa các thành viên.

Yếu tố nổi bật trong văn hoá sứ mệnh là tìm kiếm sự đồng thuận, đề cao tinh thần tập thể và sự tự giá được đảm bảo bằng sự cam kết. 

Điều đó nói lên rằng, triết được áp dụng để điều hành tổ chức là các triết đạo đức tương đối, đạo đức công và đạo đức nhân cách. Trong đó, triết  đạo đức tương đối là nốt nhạc chính.

- Những người theo triết lí đạo đức tương đối cho rằng một hành vi có thể được coi là phù hợp đạo đức và có thể chấp nhận được là khi nó phản ánh được các chuẩn mực nhất định của nhóm xã hội đại diện. 

Những người theo triết lí đạo đức công lí cho rằng một hành vi có thể được coi là đạo đức và có thể chấp nhận được là khi hành động vì lợi ích của những người khác, nhất là những người bất lợi thế.

- Triết lí đạo đức nhân cách cho rằng một hành vi được coi là đạo đức và đáng được coi trọng không phải là chỉ làm tốt những gì xã hội yêu cầu, mà hơn thế nữa, còn phải làm những gì mà một người có nhân cách tốt cho rằng cần phải thực hiện. 

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

Diệu Nhi