|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trung hòa rủi ro dự phòng (Contingent Immunization) là gì? Ưu và nhược của Trung hòa rủi ro dự phòng

14:57 | 18/05/2020
Chia sẻ
Trung hòa rủi ro dự phòng (tiếng Anh: Contingent Immunization) là một cách tiếp cận đầu tư trong đó nhà quản lí quĩ sẽ chuyển sang chiến lược đầu tư phòng thủ nếu lợi nhuận của danh mục đầu tư giảm xuống dưới một mức định trước.
Trung hòa rủi ro dự phòng (Contingent Immunization) là gì? Ưu và nhược của Trung hòa rủi ro dự phòng - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Trung hòa rủi ro dự phòng

Khái niệm

Trung hòa rủi ro dự phòng trong tiếng Anh là Contingent Immunization.

Trung hòa rủi ro dự phòng là một cách tiếp cận đầu tư trong đó nhà quản lí quĩ sẽ chuyển sang chiến lược đầu tư phòng thủ nếu lợi nhuận của danh mục đầu tư giảm xuống dưới một mức định trước.

Trung hòa rủi ro dự phòng thường được đề cập khi nói các danh mục đầu tư có thu nhập cố định. Đây là chiến lược mà người quản lí quĩ sử dụng phương pháp quản lí chủ động để lựa chọn các chứng khoán riêng lẻ với hi vọng có lợi nhuận vượt trội so với điểm chuẩn.

Đặc điểm Trung hòa rủi ro dự phòng

Trung hòa rủi ro dự phòng là một phần mở rộng của trung hòa rủi ro cổ điển, pha trộn chiến lược trung hòa rủi ro cổ điển với phương pháp quản lí đầu tư chủ động, nhằm nắm bắt được những lợi thế của cả hai.   

Khi lợi nhuận của danh mục đầu tư giảm xuống một mức xác định trước, người quản lí danh mục sẽ bỏ qua phương pháp quản lí chủ động điển hình và thực hiện chiến lược trung hòa rủi ro dự phòng.

Chiến lược này này được sử dụng với mục đích trung hòa rủi ro của các tài sản, bảo vệ nhà đầu tư khỏi chịu tổn thất nhiều hơn nữa. Các tài sản chất lượng cao với dòng thu nhập thấp nhưng ổn định, thường được mua vào để bảo hộ các tài sản còn lại và khóa mức lợi nhuận tối thiểu cho danh mục. 

Điều kiện lí tưởng nhất là các tài sản được mua vào sẽ khớp với bất kì khoản nợ nào, khiến các tài sản cơ bản vẫn không thay đổi trong trường hợp có thay đổi lãi suất.      

trung hòa rủi ro dự phòng có vẻ an toàn, nhưng nó vẫn bao hàm một số rủi ro khác liên quan đến thời điểm giao dịch trên thị trường. Trung hòa rủi ro dự phòng là một hình thức đầu tư dựa trên lí thuyết danh mục đầu tư cố định.   

Hình thức đơn giản nhất của chiến lược trung hòa rủi ro là khớp tiền mặt, tại đó nhà đầu tư mua trái phiếu không trả lãi suất khớp với giá trị và thời hạn của các khoản nợ. Hay khi ứng dụng trong thực tế được gọi là các chiến lược khớp giá trị và khớp thời gian đáo hạn bình quân.   

Ưu điểm của Trung hòa rủi ro dự phòng 

Ưu điểm chính của chiến lược trung hòa rủi ro dự phòng là nó hạn chế mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu. Ví dụ một nhà quản lí quĩ trái phiếu có thể có khả năng đầu tư vào trái phiếu rác hoặc phân bổ tăng tỉ trọng cho một trái phiếu chính phủ dài hạn. 

Điều này có thể mang lại cho nhà quản lí quĩ khả năng đánh bại thị trường trái phiếu, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kém hiệu quả cho danh mục đầu tư. 

Chiến lược trung hòa rủi ro dự phòng sẽ hạn chế tổn thất từ những tình huống chiến lược đầu tư mà nhà quản lí quĩ áp dụng kém hiệu quả, bằng cách buộc người quản lí trở lại vị thế an toàn hơn sau khi ghi nhận một mức thua lỗ nhất định.  

Về lí thuyết, trung hòa rủi ro dự phòng cho phép tận dụng những thời cơ đầu tư tốt trong khi vẫn có thể cắt lỗ khi có tổn thất.   

Nhược điểm của Trung hòa rủi ro dự phòng

Trung hòa rủi ro dự phòng chỉ là một hình thức khác của chiến lược chọn thời điểm thị trường, vì vậy nó cũng chịu những hạn chế tương tự. Thay vì hạn chế tổn thất hơn nữa xảy ra, trung hòa rủi ro dự phòng thường khóa tổn thất.   

Để hiểu rõ hơn, giả sử một nhà quản lí quĩ dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm kết thúc một đợt tăng lãi suất trước đó. Người quản lí sau đó chiếm một vị thế đáng kể đối với trái phiếu chính phủ dài hạn nhằm kiếm thêm lợi nhuận. 

Tuy nhiên, nếu Fed chỉ tăng lãi suất thêm một lần nữa (sớm hơn so với dự đoán), giá Kho bạc dài hạn sẽ giảm thay vì tăng lên như dự kiến ban đầu. 

Người quản lí quĩ có thể bị đẩy ra khỏi vị thế trong trái phiếu chính phủ dài hạn bằng cách sử dụng chiến lược trung hòa rủi ro dự phòng. 

Vì đó là lần tăng lãi suất cuối cùng, giá trái phiếu Kho bạc sẽ bắt đầu tăng ngay sau đó. Trung hòa rủi ro dự phòng sẽ buộc người quản lí quĩ không may phải ngồi ngoài lề.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).