|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tranh chấp trong kinh doanh (Business Disputes) là gì? Phân loại tranh chấp trong kinh doanh

12:52 | 11/09/2019
Chia sẻ
Tranh chấp trong kinh doanh (tiếng Anh: Business Disputes) là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về mặt lợi ích, về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh.
maxresdefault

Hình minh họa (Nguồn: tuvanluatdoanhnghiep.info)

Tranh chấp trong kinh doanh (Business Disputes)

Khái niệm

Tranh chấp trong kinh doanh trong tiếng Anh là Business Disputes.

Tranh chấp trong kinh doanh là sự bất đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về mặt lợi ích, về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh.

Đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh

- Tranh chấp trong kinh doanh phản ánh những bất đồng chính kiến, xung đột về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ phát sinh hoặc sự bất đồng về một hiện tượng pháp lí phát sinh hoặc sự bất đồng về một hiện tượng pháp lí phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh

- Luôn gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể - hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện liên tục một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận

- Ít nhất một bên chủ thể tranh chấp là chủ thể kinh doanh, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp

Phân loại tranh chấp trong kinh doanh

Căn cứ vào yếu tố nước ngoài, tranh chấp trong kinh doanh được chia thành: Tranh chấp không có yếu tố nước ngoài; Tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Theo cách xác định trong Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố nước ngoài là tranh chấp có một hoặc một số đặc điểm sau:

+ Về chủ thể tranh chấp: một bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài

+Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài

+ Tài sản liên quan đến quan hệ có tranh chấp đó ở nước ngoài

+ Nguồn áp dụng để giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài là Điều ước quốc tế; pháp luật quốc gia; tập quán quốc tế; án lệ quốc tế;...

Căn cứ vào qui định của pháp luật (pháp luật phân chia dựa vào tiêu chí nội dung tranh chấp và chủ thể tham gia), tranh chấp trong kinh doanh được chia thành:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên trong công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

- Các tranh chấp khác về kinh doanh mà pháp luật có qui định.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Pháp luật kinh tế, NXB Tài chính)

T.H

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.