|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Trái phiếu có thể bán lại (Putable bonds hoặc Put bonds) là gì?

10:31 | 16/10/2019
Chia sẻ
Trái phiếu có thể bán lại (tiếng Anh: Putable bonds hoặc Put bonds) là trái phiếu trong đó trái chủ quyền bán lại cho tổ chức phát hành với mức giá xác định vào ngày định trước.
trái phiếu có thể bán lại

Trái phiếu có thể bán lại (Putable bonds hoặc Put bonds)

Khái niệm

Trái phiếu có thể bán lại trong tiếng Anh là Putable bonds hoặc Put bonds.

Trái phiếu có thể bán lại là trái phiếu trong đó trái chủ quyền bán lại cho tổ chức phát hành với mức giá xác định vào ngày định trước.

Giá của trái phiếu có thể bán lại cao hơn giá của trái phiếu tương tự được phát hành mà không có quyền này. Tương tự, lãi suất của trái phiếu có quyền bán lại (hầu hết là lãi suất cố định) thấp hơn lãi suất của trái phiếu tương tự nhưng không có quyền bán lại. Lãi suất thấp hơn bù đắp cho nhà phát hành về giá trị của quyền chọn bán cho nhà đầu tư.

Giá bán lại cho nhà phát hành thường là mệnh giá của trái phiếu. Tùy thuộc vào các điều khoản được qui định trong giao dịch, trái phiếu cho phép người mua chỉ bán lại một lần hoặc nhiều lần trong vòng đời trái phiếu:

- Trái phiếu có thể bán lại theo kiểu châu Âu thì có thể bán lại một lần duy nhất (one-time put bond).

- Trái phiếu có thể bán lại theo kiểu Bermuda thì có thể bán lại nhiều lần (multiple put bond), mang lại sự linh hoạt hơn cho các nhà đầu tư. Vì vậy, chúng thường đắt hơn trái phiếu có thể bán một lần.

Đa số các tổ chức phát hành trái phiếu có thể bán lại là được xếp hạng đầu tư hay còn gọi là trong điểm đầu tư (investment-grade). Đây là một cách huy động vốn rẻ hơn nếu công ty ước tính rằng việc lãi suất thấp mang lại lợi ích cao hơn so với rủi ro liên quan đến điều khoản có thể bán lại.

Thông thường, trái chủ có quyền bán lại từ một đến năm năm. Loại trái phiếu này thu hút một lượng lớn nhà đầu tư phòng thủ, giúp cải thiện tính thanh khoản ở một số thị trường.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 cho thấy loại chứng khoán này làm trầm trọng thêm các vấn đề thanh khoản, vì chúng cung cấp cho các trái chủ cơ hội để chuyển đổi yêu cầu của họ thành tiền mặt trước các chủ nợ khác.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình CFA level I năm 2019)

Tuệ Thi

ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.