Tô tài nguyên (Resource rent) là gì?
Hình minh họa (Nguồn: economistasalvaje)
Tô tài nguyên
Khái niệm
Tô tài nguyên trong tiếng Anh gọi là: Resource rent.
Tô tài nguyên là giá trị nguyên sinh của tài nguyên thiên nhiên. Nó được hiểu là giá trị do chính thiên nhiên đem lại.
Giá nguyên sinh của một tài nguyên (in situ price) là giá của nó được xác định trong thế giới tự nhiên (as situated in the natural world).
Giá của gỗ cắt lát khi được cưa khỏi thân cây là giá trị nguyên sinh, trong khi giá của gỗ được chuyển đến nhà máy thì không phải, vì giá đó gồm cả giá trị gỗ cắt lát cộng với chi phí thu hoạch. Giá trị của một mảnh dất được sử dụng để trồng trọt hay là nhà là giá trị tại chỗ của mảnh đất đó.
Nhìn hình 1. cho thấy đường thể hiện sự sẵn dàng chi trả tại điểm cận biên cho thực phẩm tôm hùm của những người đến New England nghỉ những năm gần đây. Số lượng hiệu quả liên thời gian của tôm hùm là 1.8 triệu pound.
Với khối lượng đánh bắt là 1.8 triệu pound, giá cận biên của tôm hùm bằng với giá thị trường trừ đi chi phí khác, hoặc 3.50$ -2.80$.
Chú ý rằng đây là giá trị cận biên (marginal value); nó có thể áp dụng đến hàng nghìn pound tôm hùm khi mà tổng sản lượng đầu ra là 1.8 trệu pound.
Nếu chúng ta lấy giá cận biên (marginal lobster rent) của tôm hùm là 0.70$ nhân với sản lượng khai thác đầu ra là 1.80$ chúng ta có tổng giá trị tài nguyên của tôm hùm (total lobster rent) là 1.26 triệu.
Hay nói cách khác, giá của tài nguyên thiên nhiên vừa có thể là giá tài nguyên cận biên (marginal rent) cho mỗi đơn vị của tài nguyên đó, vừa có thể sử dụng giá của tổng khối lượng khai thác, trong một vài trường hợp là tất cả tài nguyên đó, chúng ta có thể gọi là toàn bộ giá của tài nguyên (total rent).
Giá cận biên có các tên khác nhau đối với từng trường hợp khác nhau, trong nền công nghiệp khai thác gỗ nó thường xuyên được gọi là giá trị tuổi cây (stumpage price), trong nền kinh tế khoáng sản nó thường được gọi là chi phí thuê mỏ (roylaty rate).
Hình 1. Thị trường tôm hùm
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Tài nguyên, Đại học Kinh tế Quốc dân)