|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên (Marginal rate of technical substitution - MRTS) là gì?

11:59 | 22/06/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên (Marginal rate of technical substitution - MRTS) của một đầu vào này đối với một đầu vào kia là lượng đầu vào kia có thể giảm xuống để sử dụng thêm một đơn vị đầu vào này, sao cho tổng đầu ra không đổi.
Tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên (Marginal rate of technical substitution - MRTS) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: slideplayer)

Tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên 

Khái niệm

Tỉ lệ thay thế thuật cận biên trong tiếng Anh được gọi là Marginal rate of technical substitution - MRTS.

Trong dài hạn, do các đầu vào đều có thể biến đổi nên doanh nghiệp có thể thay thế một lượng đầu vào này bằng một lượng đầu vào khác trong khả năng thuật công nghệ cho phép mà vẫn tạo được tổng sản lượng tương tự.

Khái niệm "tỉ lệ thay thế thuật cận biên" (MRTS) là dùng để phản ánh tính chất này của sản xuất dài hạn. 

Nó được định nghĩa như sau: Tỉ lệ thay thế thuật cận biên của một đầu vào này (L) đối với một đầu vào kia (K) là lượng đầu vào kia (K) có thể giảm xuống để sử dụng thêm một đơn vị đầu vào này (L), sao cho tổng đầu ra không đổi.

Công thức tính

MRTS tính bằng độ dốc của đường đồng lượng và độ dốc chỉ ra bao nhiêu lượng đầu vào này có thể được đánh đổi bằng một lượng của đầu vào khác, để sản xuất một lượng đầu ra không đổi. 

Ở đây chúng ta đưa thêm dấu âm vào để loại trừ giá trị âm của MRTS. Do vậy MRTS luôn dương. Công thức như sau: MRTS = ∆K/∆L (với một mức Q cố định).

Trong đó ∆K và ∆L là mức thay đổi về vốn và lao động dọc theo đường đồng lượng (Q).

Tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên (Marginal rate of technical substitution - MRTS) là gì? - Ảnh 2.

MRTS – Tỉ lệ thay thế kĩ thuật biên

Các đường đồng lượng có chiều hướng đi xuống và có dạng lõm như đường bàng quan.  Độ dốc của đường đồng lượng tại các điểm bằng tỉ lệ thay thế thuật cận biên. Trên đường đồng lượng Q2, tỉ lệ thay thế thuật cận biên giảm xuống từ 2 tới 1 tới 2/3 và tới 1/3.

Như vậy, khi càng có nhiều lao động thay thế vốn, thì lao động càng trở nên kém năng suất hơn trong khi vốn lại càng trở nên năng suất hơn. Đây cũng chính là hiện tượng phản ánh qui luật lợi tức giảm dần.

Tức là MRTS giảm dần khi chúng ta trượt xuống dọc theo một đường đồng lượng. MRTS giảm dần nói cho chúng ta biết rằng năng suất của bầt đầu vào nào đều bị giới hạn. Khi càng thêm nhiều lao động vào qui trình sản xuất thay thế vốn thì năng suất của lao động giảm dần. 

Tương tự vậy, khi có quá nhiều vốn được thay thế lao động, năng suất của vốn sẽ giảm. Sản xuất cần được sử dụng hợp tất cả các đầu vào.

Mối quan hệ với sản phẩm cận biên

MRTS của lao động đối với vốn có quan hệ mật thiết với sản phẩm cận biên theo lao động MPL và sản phẩm cận biên theo vốn MPK. 

Để chứng minh điều này, chúng ta sẽ thêm lao động và giảm vốn trong khi giữ nguyên đầu ra. Lúc này lượng đầu ra tăng thêm do sử dụng thêm lao động đầu vào đúng bằng lượng đầu ra giảm đi khi giảm vốn. Ta có:

Tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên (Marginal rate of technical substitution - MRTS) là gì? - Ảnh 3.

Công thức trên nói cho chúng ta biết rằng khi chúng ta chuyển động dọc theo một đường đồng lượng, việc thay thế vốn bằng lao động trong quá trình sản xuất làm cho sản phẩm cận biên theo vốn tăng trong khi sản phẩm cận biên theo lao động giảm. 

Tỉ lệ thay thế thuật cận biên giảm làm cho đường đồng lượng càng trở nên phẳng hơn khi càng sử dụng một trong hai đầu vào nhiều hơn.

(Tài liệu tham khảo: Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận, Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi