|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Triết lí nền kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy Philosophy - SEP) là gì?

11:24 | 22/06/2020
Chia sẻ
Triết lí nền kinh tế vừa đủ (tiếng Anh: Sufficiency Economy Philosophy - SEP) là một triết lí trong đó ưu tiên hàng đầu lợi ích của con người và môi trường, chứ không phải khai thác tối đa lợi nhuận.
Triết lí nền kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy Philosophy - SEP) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Thailandbusinessnews)

Triết lí nền kinh tế vừa đủ

Khái niệm

Triết lí nền kinh tế vừa đủ trong tiếng Anh gọi là: Sufficiency Economy Philosophy - SEP.

Triết lí nền kinh tế vừa đủ (SEP) là một cách tiếp cận để phát triển bền vững, nhằm điều chỉnh sự điều độ, hợp lí và thận trọng bằng khung phát triển dựa trên kiến thức và đạo đức. 

Triết lí rất coi trọng sự phát triển của con người ở tất cả các cấp độ và nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường năng lực cộng đồng để đảm bảo một lối sống cân bằng và khả năng mau phục hồi, với sự tôn trọng ở mức độ cao nhất đối với môi trường.

Triết lí kinh tế hiệu quả (SEP) được đưa ra vào năm 1974 bởi quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej.

(Theo: Trang thông tin điện tử Bộ ngoại giao Thái Lan)

Triết nền kinh tế vừa đủ (SEP) – ưu tiên hàng đầu lợi ích của con người và môi trường, chứ không phải khai thác tối đa lợi nhuận – vì lợi ích của thế hệ tương lai.

SEP chính là Tư duy hiệu quả, không phải là một công thức chung cho hoạch định chính sách hay hoạt động chuyên môn. Thay vào đó là khả năng ra quyết định hợp , thiết thực, dễ thực hiện và linh hoạt ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau. 

Các quyết định dựa trên SEP phải đảm bảo yêu cầu không tốn kém và thân thiện với môi trường. Nhưng SEP không chỉ đơn thuần là một công cụ tư duy để cân nhắc ưu – nhược điểm, lợi ích và chi phí của các quyết định lựa chọn mà còn là một triết toàn diện được chi phối bởi đạo đức, phẩm hạnh và tri thức vì lợi ích chung. 

Quả thật, trong thời đại cuộc sống trên hành tinh đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ thói quen tiêu thụ và khai thác quá mức so với sức chịu đựng của nguồn tài nguyên và môi trường; xu thế toàn cầu hóa vừa mang đến lợi ích và những bất ổn và rủi ro kinh tế, SEP đã chú trọng tập trung giải quyết khó khăn theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên. 

Ví dụ

Ví dụ từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1997, các nền kinh tế đã nhận ra rằng, sự phát triển không dựa trên nhu cầu, lối sống và môi trường của người dân và doanh nghiệp địa phương là sự tăng trưởng không bền vững. 

Trong khi nền kinh tế Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, chính phủ và các doanh nghiệp đã phải tìm kiếm các biện pháp nhằm đảm bảo quản trị tốt hơn, trong đó có phương pháp tiếp cận dựa vào qui trình ra quyết định từ dưới lên: tôn trọng tiếng nói của người dân địa phương, kiến thức, văn hóa và điều kiện địa bản địa.

Kể từ đó, triết nền kinh tế vừa đủ đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển của Thái Lan, là chủ trương chung trong chỉ đạo về phát triển đất nước dựa trên nguyên tắc điều độ, tránh dư thừa. 

Cụ thể, có sự kiểm soát tốt việc sử dụng công nghệ phù hợp, quản chặt chẽ nguy cơ và rủi ro, đặc biệt chú trọng đến việc ra quyết định mang tính toàn diện, bao trùm, chăm sóc môi trường và thịnh vượng của các thế hệ tiếp theo.

(Tài liệu tham khảo: Triết lí nền kinh tế vừa đủ: Con đường Thái Lan hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và bài học cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam, Viện Nguyên cứu Phát triển Du lịch, 2019) 

Tuyết Nhi

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.