|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định (Fixed asset turnover ratio - FAT) là gì?

23:35 | 13/03/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định (tiếng Anh: Fixed asset turnover ratio; viết tắt: FAT) nói chung được các nhà phân tích sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động của công ty.
Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định (Fixed asset turnover ratio - FAT) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định (FAT)

Khái niệm

Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định trong tiếng Anh là Fixed asset turnover ratio; viết tắt là FAT.

Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định (FAT) nói chung được các nhà phân tích sử dụng để đo lường hiệu suất hoạt động của công ty. Tỉ lệ hiệu quả này so sánh doanh thu thuần (trong báo cáo thu nhập) với tài sản cố định (trong bảng cân đối kế toán) và đo lường khả năng của công ty để tạo doanh thu thuần từ các khoản đầu tư tài sản cố định, cụ thể là tài sản, nhà máy và thiết bị (PP&E).

Số dư tài sản cố định được sử dụng như một khoản khấu hao lũy kế. Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định cao hơn cho thấy rằng một công ty đã sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư vào tài sản cố định để tạo ra doanh thu.

Công thức tính tỉ lệ vòng quay tài sản cố định

FAT = Doanh thu ròng / Tổng tài sản cố định trung bình

Trong đó:

Doanh thu ròng: Tổng doanh thu từ tất cả các nguồn trừ đi các khoản phí trả lại và khoản tiền khấu trừ.

Tổng tài sản cố định trung bình: Lấy số dư ban đầu trừ đi số dư cuối của tổng tài sản cố định trung bình, sau đó chia cho 2.

Tỉ lệ này thường được sử dụng như một thước đo trong các ngành sản xuất thực hiện mua PP&E đáng kể để tăng sản lượng đầu ra. Khi một công ty thực hiện các giao dịch mua đáng kể như vậy, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ theo dõi chặt chẽ tỉ lệ này trong những năm tiếp theo để xem liệu tài sản cố định mới của công ty có thưởng cho doanh số tăng hay không.

Nhìn chung, các khoản đầu tư vào tài sản cố định có xu hướng đại diện cho thành phần lớn nhất trong tổng tài sản của công ty. Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định được tính toán hàng năm, và được xây dựng để phản ánh hiệu quả của một công ty, hay cụ thể hơn là nhóm quản lí công ty, đã sử dụng những tài sản đáng kể này để tạo ra doanh thu cho công ty.

Hạn chế của việc sử dụng tỉ lệ quay vòng tài sản cố định

Các công ty có doanh số bán hàng theo chu kì có thể có tỉ lệ xấu hơn trong các giai đoạn chậm phát triển, vì vậy tỉ lệ này cần được xem xét trong một số khoảng thời gian khác nhau. Ngoài ra, ban lãnh đạo có thể thuê ngoài sản xuất để giảm sự phụ thuộc vào tài sản và cải thiện tỉ lệ quay vòng tài sản cố định, trong khi vẫn cố gắng duy trì dòng tiền ổn định và các nguyên tắc kinh doanh cơ bản khác.

Các công ty có tỉ lệ vòng quay tài sản mạnh vẫn có thể mất tiền vì doanh thu được tạo ra bởi tài sản cố định không thể hiện được khả năng công ty tạo ra lợi nhuận vững chắc hoặc dòng tiền tốt.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.