|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thiếu hụt tài sản (Asset Deficiency) là gì? Nội dung về Thiếu hụt tài sản

22:57 | 13/03/2020
Chia sẻ
Thiếu hụt tài sản (tiếng Anh: Asset Deficiency) là một tình huống khi mà nợ phải trả của công ty lớn hơn tài sản của công ty.
Thiếu hụt tài sản (Asset Deficiency) là gì? Nội dung về Thiếu hụt tài sản  - Ảnh 1.

Hình minh họa

Thiếu hụt tài sản (Asset Deficiency)

Khái niệm

Thiếu hụt tài sản trong tiếng Anh là Asset Deficiency.

Thiếu hụt tài sản là một tình huống khi mà nợ phải trả của công ty lớn hơn tài sản của công ty. Thiếu hụt tài sản là một dấu hiệu của sự khó khăn về tài chính và chỉ ra rằng một công ty có thể bị vỡ nợ trong nghĩa vụ của mình đối với các chủ nợ và có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá sản.

Thiếu hụt tài sản cũng có thể khiến một công ty giao dịch công khai bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch chứng khoán. Một công ty có thể vô tình bị hủy niêm yết do không đáp ứng được các tiêu chuẩn tài chính tối thiểu. Khi một công ty không còn đáp ứng đủ các yêu cầu niêm yết, giao dịch niêm yết sẽ đưa ra cảnh báo về sự không tuân thủ. Nếu sự không tuân thủ còn tiếp diễn, cổ phiếu của công ty có thể bị xóa tên ra khỏi danh mục.

Nội dung về Thiếu hụt tài sản 

Một công ty nếu còn cơ hội phục hồi tài chính có thể nộp đơn lên tòa án theo qui định của pháp luật, theo đó công ty được cơ cấu tổ chức lại, tiếp tục hoạt động và cố gắng lấy lại lợi nhuận. Là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình tái tổ chức lại hoạt động, một công ty có thể chọn thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình để giảm chi phí, cũng như đàm phán lại các khoản nợ.

Trong trường hợp xấu nhất, thiếu hụt tài sản có thể khiến cho công ty buộc phải thanh lí tài sản để thanh toán cho các chủ nợ và trái chủ. Công ty sẽ nộp đơn xin phá sản theo luật định và thoái lui khỏi thị trường. Trong trường hợp này, các cổ đông là người cuối cùng được thanh toán và có thể họ sẽ không nhận được bất kì khoản tiền nào cả.

Nếu một công ty thành công trong việc tái cấu trúc theo luật định, công ty thường sẽ tiếp tục hoạt động một cách hiệu quả theo cấu trúc nợ mới. Nếu công ty không thành công, thì công ty có thể sẽ nộp đơn theo luật và thanh lí tài sản.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.