Hiệu suất tài sản (Asset Performance) là gì? Hiểu về Hiệu suất tài sản
Hiệu suất tài sản (Asset Performance)
Khái niệm
Hiệu suất tài sản trong tiếng Anh là Asset Performance.
Hiệu suất tài sản đề cập đến khả năng của một doanh nghiệp trong việc đạt được nguồn lực hoạt động, quản lí chúng và tạo ra thu nhập có lời. Một doanh nghiệp có thể đạt được một hiệu suất tích cực từ tài sản của mình để trở thành một công ty có hiệu suất tích cực.
Các tỉ số và số liệu đo lường mức độ hoạt động nhanh hay chậm trong công ty để tạo ra doanh thu và việc hoạt động hiệu quả ra sao thì thường được dùng để đo lường hiệu suất tài sản. Hiệu suất tài sản thường được sử dụng để so sánh hiệu suất của một công ty theo thời gian hoặc so với đối thủ cạnh tranh. Hiệu suất tài sản lớn là một trong những tiêu chí để xác định liệu việc đầu tư vào công ty có tốt hay không.
Hiểu về Hiệu suất tài sản
Hiệu suất tài sản đề cập đến cách một doanh nghiệp có thể quản lí việc sử dụng các tài nguyên hoạt động của nó. Một số số liệu và tỉ lệ nhất định có thể đo lường việc sử dụng các tài nguyên.
Các nhà phân tích dựa vào các số liệu và tỉ lệ này để so sánh hiệu suất tài sản của nhiều công ty trong một ngành. Các nhà phân tích sử dụng các số liệu như vòng quay tiền mặt/ chu kì tiền mặt, tỉ suất lợi nhuận trên tài sản và tỉ lệ vòng quay tài sản cố định để so sánh và đánh giá hiệu suất tài sản hàng năm của công ty.
Thông thường, sự cải thiện hiệu suất tài sản có nghĩa là một công ty có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn bằng cách sử dụng cùng một lượng tài sản hoặc đủ hiệu quả để tạo ra cùng một lượng lợi nhuận sử dụng ít tài sản hơn.
Các số liệu và tỉ lệ thường dùng để phân tích hiệu suất tài sản
+ Vòng quay tiền mặt/ Chu kì tiền mặt biểu thị thời gian (tính bằng ngày) để một công ty chuyển đổi các khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng.
+ Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản là một chỉ số tài chính đo lường mức độ lợi nhuận của một công ty so với tổng tài sản của công ty.
+ Tỉ lệ quay vòng tài sản cố định là tỉ số so sánh doanh thu thuần với các tài sản cố định và đo lường khả năng tạo lập doanh thu thuần của công ty từ sự đầu tư tài sản cố định.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)