|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp (Combined Loan-to-Value Ratio) là gì? Đặc điểm và công thức tính

14:48 | 07/04/2020
Chia sẻ
Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp (tiếng Anh: Combined Loan-to-Value Ratio) là tỉ lệ của tất cả các khoản vay được bảo đảm so với tổng giá trị của tài sản đó.
Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp (Combined Loan-to-Value Ratio) là gì? Đặc điểm và công thức tính - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Briefly )

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp

Khái niệm

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp trong tiếng Anh là Combined Loan-to-Value Ratio, viết tắt CLTV.

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp là tỉ lệ của tất cả các khoản vay được bảo đảm so với tổng giá trị của tài sản đó.

Người cho vay sử dụng tỉ lệ CLTV để xác định rủi ro vỡ nợ của người mua nhà tiềm năng khi sử dụng nhiều khoản vay.

Nhìn chung, những người cho vay sẵn sàng cho vay với tỉ lệ CLTV từ 80% trở lên cho những người vay có xếp hạng tín dụng cao.

Khi tính toán, CLTV khác với tỉ lệ cho vay so với giá trị (LTV) ở chỗ LTV chỉ bao gồm khoản thế chấp đầu tiên hoặc thế chấp chính.

Công thức tính toán Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp

Công thức tính của Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp là:

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp (Combined Loan-to-Value Ratio) là gì? Đặc điểm và công thức tính - Ảnh 2.

Để tính tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp, chia tổng số dư gốc của tất cả các khoản vay cho giá mua của tài sản hoặc giá trị thị trường của tài sản đó.

Đặc điểm của Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp được sử dụng bởi các chuyên gia thế chấp và người cho vay để xác định tổng tỉ lệ tài sản của một chủ nhà bị vướng vào các khoản thế chấp (nghĩa vụ nợ).

Người cho vay sử dụng tỉ lệ CLTV cùng với một số tính toán khác, chẳng hạn như tỉ lệ nợ trên thu nhập và tỉ lệ cho vay tiêu chuẩn so với giá trị (LTV), để đánh giá rủi ro khi gia hạn khoản vay cho người vay.

Một số người mua nhà chọn cách giảm tiền đặt cọc bằng cách nhận thực hiện nhiều khoản thế chấp trên cùng một tài sản, dẫn đến tỉ lệ cho vay trên giá trị thấp hơn đối với thế chấp chính.

Cũng vì tỉ lệ cho vay trên giá trị (LTV) thấp hơn, nên người vay sẽ tránh được việc mua bảo hiểm thế chấp tư nhân. Tuy nhiên vẫn chưa tính được việc tạo ra khoản thế chấp thứ hai sẽ tốt hơn việc chịu chi phí PMI hay không.

Vì người thế chấp thứ hai chịu rủi ro cao hơn, lãi suất cho khoản thế chấp thứ hai thường cao hơn lãi suất cho khoản thế chấp thứ nhất.

Điều này khuyến khích người vay xem xét những lợi ích và bất lợi của việc chấp nhận nhiều khoản vay trên một tài sản.

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp so với Tỉ lệ cho vay trên giá trị

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp và tỉ lệ cho vay trên giá trị là hai trong số các tỉ lệ phổ biến nhất được sử dụng trong quá trình bảo lãnh thế chấp.

Hầu hết những người cho vay áp đặt mức tối đa cho cả hai giá trị, nếu trên mức đó thì người vay tiềm năng không đủ điều kiện để vay.

Tỉ lệ LTV chỉ xem xét số dư thế chấp chính.  Trong khi đó, CLTV xem xét tất cả các khoản vay thế chấp thực hiện trên cùng một tài sản.

Ví dụ Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp

Giả sử một cá nhân đang mua một ngôi nhà với giá 200.000 USD. Để đảm bảo tài sản, cô đã thanh toán trước 50.000 USD và nhận hai khoản thế chấp với giá 100.000 USD (chính) và 50.000 USD (thứ cấp). Do đó, tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp của cô ấy (CLTV) là:

Tỉ lệ cho vay trên giá trị tổ hợp (Combined Loan-to-Value Ratio) là gì? Đặc điểm và công thức tính - Ảnh 3.

 (Theo Investopedia)

Minh Hằng