|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thương lượng cầu nối là gì? Đặc điểm

15:26 | 23/06/2020
Chia sẻ
Trong thương lượng cầu nối, công đoàn tìm hiểu mong muốn của hai bên; phân tích, đánh giá và lựa chọn những nội dung đáp ứng mong đợi của cả hai bên mà công đoàn cho rằng có thể thỏa thuận được.
Thương lượng cầu nối là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Hình minh hoạ (Nguồn: lynda)

Thương lượng cầu nối

Khái niệm

Trong thương lượng cầu nối, công đoàn tìm hiểu mong muốn của hai bên; phân tích, đánh giá và lựa chọn những nội dung đáp ứng mong đợi của cả hai bên mà công đoàn cho rằng có thể thỏa thuận được; "thương lượng/thuyết phục" cả hai bên để đưa hai bên xích lại với nhau. 

Tuy nhiên, với tư cách pháp công đoàn là đại diện cho người lao động, công đoàn sẽ nghiêng về mong muốn của người lao động và cố gắng thuyết phục người sử dụng lao động đáp ứng mong đợi của người lao động

Nhưng nếu đã cố gắng hết sức để thuyết phục người sử dụng lao động mà mong đợi của người lao động vẫn không được đáp ứng, công đoàn buộc phải giải thích, phân tích và thuyết phục lại để người lao động hiểu và chấp nhận. 

Nếu không chấp nhận, đến một thời điểm nhất định, người lao động sẽ phản ứng tự phát, thường là ngừng việc tập thể.

Đặc điểm

- Tính độc lập về nhân sự công đoàn: Thành viên ban chấp hành công đoàn cần giữ hai vai (vừa là quản doanh nghiệp, vừa là công đoàn) để có thể dễ dàng "thương lượng/thuyết phục" với cả hai bên. 

- Vai trò của công đoàn: Công đoàn cân nhắc các vấn đề thương lượng của cả hai bên. 

Chủ thể khởi xướng thương lượng: Công đoàn 

Phương pháp ra quyết định của công đoàn: Công đoàn tự đánh giá, quyết định nội dung thương lượng và đề xuất giải pháp hài hòa với cả hai bên; thảo luận, thuyết phục cả hai bên đi đến đồng thuận; có thể điều chỉnh giải pháp sau khi có thêm thông tin từ quá trình thương lượng với hai bên. 

- Kết quả thương lượng: Phụ thuộc vào thiện ý của doanh nghiệp nếu muốn thương lượng những nội dung cao hơn qui định của pháp luật. Thương lượng tập thể bế tắc nếu doanh nghiệp không thiện ý. 

Nếu doanh nghiệp không thiện ý: Công đoàn bất lực 

Sự tham gia của người lao động trong thương lượng tập thể: Người lao động thụ động, cung cấp thông tin cho công đoàn và chờ đợi kết quả thương lượng của công đoàn.

- Tổ chức hành động tập thể và đình công hỗ trợ thương lượng tập thể: Tự phát của người lao động. Công đoàn không xây dựng, tổ chức và sử dụng được sức mạnh đoàn kết của người lao động hỗ trợ cho thương lượng tập thể.

Phản ứng của người lao động đối với công đoàn: Người lao động đổ lỗi và trách cứ công đoàn nếu không "thương lượng" được. Người lao động không thật sự thấy công đoàn là đại diện cho họ.

- Tính chất của thương lượng: Pháp luật cần qui định cụ thể các nội dung về tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện sử dụng lao động,... làm cơ sở để công đoàn thực hiện thương lượng với vai trò cầu nối. 

Thương lượng chủ yếu dựa trên những nội dung đã qui định trong luật và các văn bản pháp lí khác; hay nói cách khác, thương lượng để thực hiện luật. Thương lượng những nội dung cao hơn luật hoàn toàn phụ thuộc vào thiện ý của người sử dụng lao động hoặc hành động phản ứng tự phát của người lao động.

- Quá trình thương lượng: Không thực sự diễn ra quá trình thương lượng giữa người lao động (mà công đoàn là đại diện) với người sử dụng lao động và không nảy sinh nhiều vấn đề về phân biệt đối xử và can thiệp thao túng chống công đoàn. 

Công đoàn là bên thứ ba truyền tải các vấn đề của hai bên với nhau và cố gắng thuyết phục một bên chấp nhận một phương án nào đó nếu bên kia nhất định không đồng ý. 

Không cần vai trò của cơ quan Nhà nước với tư cách bên thứ ba hỗ trợ quá trình thương lượng vì công đoàn đã giữ vai trò trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu nghiên cứu Thương lượng tập thể ở Việt Nam, Phạm Thị Thu Lan, Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ từ Dự án Khung khổ Quan hệ Lao động Mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hợp tác với Chính phủ Canada ( ILO NIRF/Canada)

Diệu Nhi