|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thời gian đáo hạn bình quân đô la (Dollar Duration) là gì? Công thức tính

17:32 | 22/05/2020
Chia sẻ
Thời gian đáo hạn bình quân đô la (tiếng Anh: Dollar Duration) đo lường sự thay đổi tính theo đồng USD trong giá trị của trái phiếu, với sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Thời gian đáo hạn bình quân đô la (Dollar Duration) là gì? Công thức tính  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Thời gian đáo hạn bình quân đô la

Khái niệm

Thời gian đáo hạn bình quân đô la trong tiếng Anh là Dollar Duration.

Thời gian đáo hạn bình quân đô la đo lường sự thay đổi tính theo đồng USD trong giá trị của trái phiếu, với sự thay đổi của lãi suất thị trường. 

Thời gian đáo hạn bình quân đô la được sử dụng bởi các nhà quản lí quĩ trái phiếu chuyên nghiệp như một cách tính xấp xỉ rủi ro lãi suất của danh mục đầu tư. Thời gian đáo hạn bình quân đô la là một trong nhiều phép đo thời gian đáo hạn bình quân trái phiếu khác nhau.   

Khi thời gian đáo hạn bình quân đo lường mức độ nhạy cảm của giá trái phiếu trong thay đổi lãi suất, thời gian đáo hạn bình quân đô la tìm cách cung cấp cho những thay đổi này một số tiền thực tế.   

Đặc điểm Thời gian đáo hạn bình quân đô la

Thời gian đáo hạn bình quân đô la là một ước lượng tuyến tính về cách giá trị của trái phiếu sẽ thay đổi như thế nào, để đáp ứng với những thay đổi trong lãi suất. Tuy nhiên, mối quan hệ thực tế giữa giá trị trái phiếu và lãi suất không phải là tuyến tính. 

Do đó, thời gian đáo hạn bình quân đô la là một thước đo không hoàn hảo về độ nhạy của lãi suất, nó chỉ chính xác khi xem xét những thay đổi nhỏ trong lãi suất.   

Về mặt toán học, thời gian đáo hạn bình quân đô la đo lường sự thay đổi giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu đối với mỗi 100 điểm thay đổi trong mức lãi suất cơ bản. Thời gian đáo hạn bình quân đô la thường được biểu diễn là DV01 (hay giá trị đồng USD trên 0,01 hay 1%). 

Lưu ý rằng 0,01 hay 1%, là 100 điểm cơ bản. 

Công thức tính Thời gian đáo hạn bình quân đô la

Để tính thời gian đáo hạn bình quân đô la của một trái phiếu, nhà đầu tư cần biết thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu đó, lãi suất hiện tại cũng như sự thay đổi của lãi suất.  

Thời gian đáo hạn bình quân đô la = DUR x [∆ i / (1 + i)] x P 

Trong đó: 

 - DUR là thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu.

 - i là lãi suất. 

 - P là thay đổi trong lãi suất.   

Trong khi thời gian đáo hạn bình quân đô la thường chỉ một giá trái phiếu riêng lẻ, tổng các thời gian đáo hạn bình quân đô la có trọng số của các trái phiếu trong một danh mục đầu tư, chính là thời gian đáo hạn bình quân đô la của danh mục đầu tư.

Thời gian đáo hạn bình quân đô la có thể được áp dụng cho các sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định khác như hợp đồng kì hạn, trái phiếu tương đương mệnh giá, trái phiếu không trả lãi, v.v.   

Hạn chế của Thời gian đáo hạn bình quân đô la 

Thời gian đáo hạn bình quân đô la có một số hạn chế như sau: 

 -  Thứ nhất, bởi vì đường biểu diễn của nó là một đường tuyến tính có hệ số góc âm, thời gian đáo hạn bình quân đô la giả định đường cong lợi suất dịch chuyển song song, và kết quả chỉ là một ước tính xấp xỉ. 

Tuy nhiên, nếu có một danh mục đầu tư trái phiếu đủ lớn, có thể hạn chế mức chênh lệch xấp xỉ này. 

 - Thứ hai là công thức tính toán thời gian đáo hạn bình quân đô la giả định trái phiếu có lãi suất cố định với các khoản thanh toán cố định. 

Tuy nhiên, lãi suất cho trái phiếu thai đổi dựa trên điều kiện thị trường, cũng như các công cụ đầu tư kết hợp đang được sử dụng ngày một phổ biến.   

So sánh với các loại Thời gian đáo hạn bình quân khác 

Thời gian đáo hạn bình quân đô la khác với độ co giãn Maculay và thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh. 

Trong đó, trong thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh là thước đo độ nhạy của giá trái phiếu khi lợi suất thay đổi, là một thước đo tốt về biến động. 

Độ co giãn Macaulay sử dụng tỉ lệ và giá trị của lãi suất coupon cùng với lợi suất đáo hạn (YTM)  để đánh giá độ nhạy của một trái phiếu. 

Mặt khác, thời gian đáo hạn bình quân đô la là một ước lượng tuyến tính về cách giá trị của trái phiếu sẽ thay đổi như thế nào, để đáp ứng với những thay đổi trong lãi suất.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo