|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus) là gì?

09:36 | 28/10/2019
Chia sẻ
Thặng dư tiêu dùng (tiếng Anh: Consumer Surplus) là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.
Thặng dư tiêu dùng

Hình minh họa. Nguồn: Giáo trình Economics For Investment Decision Makers

Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus)

Khái niệm

Thặng dư tiêu dùng trong tiếng Anh là Consumer Surplus.

Thặng dư tiêu dùng là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.

Cơ sở lí thuyết của thặng dư tiêu dùng

Khái niệm thặng dư tiêu dùng được phát triển vào năm 1844 để đo lường lợi ích xã hội của hàng hóa công cộng như quốc lộ, kênh đào và cầu đường. Nó đã là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực kinh tế phúc lợi và xây dựng chính sách thuế của các chính phủ.

Thặng dư người tiêu dùng dựa trên lí thuyết kinh tế về lợi ích cận biên, đó là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích mà hàng hóa, dịch vụ mang lại sẽ khác nhau giữa các cá nhân dựa trên sở thích cá nhân của họ. Thông thường, người tiêu dùng càng có nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ thì mức độ sẵn sàng chi tiêu thêm cho nó càng ít, do lợi ích cận biên mà họ nhận được giảm dần.

Thặng dư tiêu dùng được đo bằng phần diện tích được xác định bởi phần bên dưới đường cầu dốc xuống (số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi cho số lượng hàng hóa nhất định) và bên trên giá thị trường thực tế của hàng hóa.

Thặng dư của người tiêu dùng có thể được tính toán trên cơ sở cá nhân hoặc tổng hợp, tùy thuộc vào việc đường cầu là cá nhân hay tổng hợp. Thặng dư của người tiêu dùng tăng khi giá của hàng hóa giảm và giảm khi giá hàng hóa tăng.

Ví dụ thực tế về thặng dư tiêu dùng

Giả sử bạn đã mua vé máy bay cho chuyến bay đến Disney trong tuần nghỉ hè với giá 100 đô la, nhưng bạn đã mong đợi và sẵn sàng trả 300 đô la cho một vé. Như vậy, thặng dư tiêu dùng của bạn là 200 đô la.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp biết cách biến thặng dư tiêu dùng thành thặng dư nhà sản xuất. Hãng hàng không biết rằng sẽ có sự tăng đột biến về nhu cầu du lịch tới Disney trong tuần nghỉ hè và người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn. Vì vậy, bằng cách tăng giá vé, các hãng hàng không đang lấy thặng dư tiêu dùng và biến thành thặng dư nhà sản xuất (lợi nhuận tăng thêm).

(Nguồn tham khảo: Investopedia)


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuệ Thi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.