|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Cung lao động (Supply Of Labour) là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động

10:13 | 23/10/2019
Chia sẻ
Cung lao động (tiếng Anh: Supply Of Labour) là tập hợp những người có khả năng và có nhu cầu làm việc. Họ có thể đang có việc làm hay tạm thời không có việc làm song đang đi tìm việc. Nguồn cung lao động được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các thị trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác.
Cung lao động (Supply Of Labour) là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Cung lao động (Supply Of Labour)

Cung lao động trong tiếng Anh là Supply Of Labour

Cung lao động được hiểu là số lượng lao động mà người lao động có khả năng và sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê theo các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. 

Lượng cung lao động được hiểu là số lượng lao động mà người lao động có khả năng và sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê ở một mức tiền công nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. 

Trong điều kiện giả thiết các yếu tố khác tác động tới cung lao động không thay đổi (cố định các yếu tố khác), nếu người lao động theo một đơn vị lao động càng cao thì khả năng và tính sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê thêm lao động của họ càng cao vì khả năng kiếm thêm thu nhập từ việc cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp sẽ tăng lên. 

Ngược lại, nếu mức tiền công trả cho một đơn vị lao động càng thấp thì khả năng và tính sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê thêm lao động của người lao động càng thấp. Quy luật này đối với cung lao động cũng tương tự với quy luật cung hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường hàng hóa 

Cung cá nhân và cung thị trường về lao động: 

- Cung cá nhân về lao động được hiểu là cung về lao động của từng cá nhân người lao động trên thị trường lao động. 

- Cung thị trường về lao động được hiểu là tổng các cung cá nhân về lao động trên thị trường lao động, nghĩa là tổng các lượng cung lao động cá nhân ở các mức tiền công khác nhau. 

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động của người lao động, trong đó có một số nhân tố cơ bản sau đây: 

- Mức tiền công trả cho một đơn vị lao động: Nếu các yếu tố khác được giả thiết cố định thì khi mức tiền công trả cho một đơn vị lao động càng cao, khả năng và tính sẵn sàng cung ứng sức lao động của người lao động càng lớn và ngược lại. 

- Nhu cầu lao động thực sự của con người: Con người có một đặc điểm đặc thù là có nhu cầu lao động thực sự ngay cả khi họ không có những ấp lực kinh tế hay những áp lực xã hội đáng kể. Từ đặc điểm này, con người vẫn có thể sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình ngay cả khi tiền công thấp thậm chí không có. 

- Các áp lực tâm lí xã hội: Khả năng cung ứng sức lao động của con người cho doanh nghiệp trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào các ấp lực tâm lí xã hội. Dư luận xã hội thường lên án những người có sức lao động mà không lao động, điều đó đã tác động vào tâm lí con người tạo nên khả năng và tính sẵn sàng cung ứng sức lao dộng ngay cả khi họ không có những áp lực kinh tế đáng kể. 

- Các áp lực kinh tế: Nhu cầu của con người ngày càng tăng lên vô hạn cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Để thỏa mãn những nhu cầu ấy, con người phải có thu nhập và cần có thu nhập ngày càng nhiều để không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường xuyên mà còn cần đáp ứng cả nhu cầu dự trữ đề phòng rủi ro trong cuộc sống hằng ngày. 

Các áp lực kinh tế đã khiến con người phải lao động. Tùy theo mức độ tác đông của áp lực kinh tế mà khả năng và tính sẵn sàng cung ứng sức lao động của người lao động khác nhau. Áp lực kinh tế càng lớn thì khả năng cung ứng sức lao động càng cao và ngược lại. 

- Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí: Con người mặc dù có nhu cầu lao động thực sự hoặc có những áp lực tâm lí xã hội hay áp lực kinh tế đến đâu họ cũng không thể lao động trong toàn bộ thời gian mà không có nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động, để vui chơi giải trí hay chăm sóc gia đình. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp. 

- Các nhân tố khác: Ngoài các nhân tố nói trên, ảnh hưởng tới cung lao động còn có nhiều nhân tố khác có thể ví dụ như thời tiết, khí hậu, điều kiện lao động, môi trường lao động,…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế học dành cho Kỹ sư Kinh tế, NXB Xây Dựng)

Đỗ Đức Nhượng

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.