|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng (Extended cost-benefit analysis) là gì?

11:28 | 22/10/2019
Chia sẻ
Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng (tiếng Anh: Extended cost-benefit analysis) là một phương pháp mà qua đó có nhiều các giải pháp thay thế khác nhau cạnh tranh với nhau.
pexels-photo-590022-1

Hình minh họa (Nguồn: marriottschool.byu)

Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng

Khái niệm

Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng trong tiếng Anh gọi là: Extended cost-benefit analysis.

Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng là một phương pháp phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích thu được do thực hiện các hoạt động phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do việc thực hiện các hoạt động đó gây ra. 

Để nhấn mạnh chi phí và lợi ích môi trường thường người ta tách phần môi trường ra gọi là Et, công thức hoá như sau:

licpmr1

Chi phí và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả chi phí và lợi ích về tài nguyên, môi trường và các thành viên khác trong xã hội cho nên có thể gọi phân tích CP - LI là phân tích CP - LI mở rộng. 

Mặc dù phương pháp này có vẻ như khá đơn giản, nhưng khó khăn thì vấn cứ nảy sinh bởi vì lợi ích và chi phí xã hội cần phải được tính toán. Điều đó có nghĩa là phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng có tính phạm vi toàn xã hội. 

Chẳng hạn, nếu như chúng ta có yêu cầu các nhà đầu tư gỗ xẻ đánh giá vấn đề có tính chính sách như đã nêu ở trên, thì việc mà họ đưa ra đánh giá đầu tiên sẽ là liệu rằng đầu tư của họ có mang lại lợi nhuận hay không. 

Điều này thực sự là một sự phản hồi rất có lí về một phần tính toán của nhà đầu tư. Việc đánh giá như thế gọi là phân tích tài chính, bởi vì nó chỉ liên quan đến chi phí và lợi ích ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư. 

Việc phân tích chi phí - lợi ích mở rộng có liên quan đến phạm vi xã hội. Điều này có ý nghĩa là chúng ta cần phải xác định xem đâu là chi phí và lợi ích ảnh hưởng đến mọi thành viên trong xã hội. 

Việc thực hiện thường xuyên phương pháp phân tích rộng rãi toàn xã hội này là một điều khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đều cố gắng mở rộng phạm vi của phương pháp này theo khả năng có thể. 

Ví dụ, đối với một trong các giải pháp đã nêu ở trên, ngoài việc đáp ứng được lợi nhuận của các nhà đầu tư, một loạt các câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây cũng cần phải được xem xét trong phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. 

• Liệu hoạt động kinh doanh gỗ xẻ có khuyến khích hoạt động kinh tế của vùng ven biển Nam Trung Bộ hay không. 

• Liệu rằng sự khuyến khích hoạt động kinh tế này có lan rộng ra các vùng khác ngoài vùng ven biển Nam Trung Bộ hay không. 

• Chi phí môi trường để bù đắp cho sự ô nhiễm do hoạt động kinh doanh gỗ xẻ gây ra là bao nhiêu? 

Sau khi có được mọi sự giải đáp, hãy qui giá trị của chúng ra thành tiền, và đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. 

Ví dụ: phạm vi ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh gỗ xẻ có thể sẽ lan rộng ra tận các vùng xa như Tây Bắc, Đông Bắc Bắc Bộ của Việt Nam. Việc tính giá trị các chi phí môi trường, đặc biệt là những chi phí liên quan đến việc bảo tồn các loài động - thưc vật quí hiếm là rất khó khăn. 

Điều lí tưởng nhất là chúng ta nên xem xét tất cả các chi phí có thể tính được của mỗi một phương pháp vào việc ước tính lợi ích thực, điều này trong thực tế không phải lúc nào cũng có thể làm một cách dễ dàng. Chúng ta có thể tóm tắt về bản chất và phạm vi áp dụng của phân tích chi phí - lợi ích mở rộng như sau: 

Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng là một phương pháp mà qua đó có nhiều các giải pháp thay thế khác nhau cạnh tranh với nhau, có liên quan đến một quyết định có tính chính sách được thẩm định trên phương diện lợi ích thực mang lại cho xã hội. 

Tóm lại trong nội dung của bài viết này, chúng ta sử dụng thuật ngữ phân tích chi phí – lợi ích với ý nghĩa đặc biệt mà các nhà kinh tế thường dùng để ám chỉ việc đánh giá các dự án về mặt xã hội.

Trình tự tiến hành phân tích chi phí - lợi ích 

Các bước chính được thực hiện trong phân tích chi phí - lợi ích được tóm tắt thông qua sơ đồ 1 như sau:

licpmr2

Sơ đồ 1. Các bước trong phân tích chi phí - lợi ích

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế và quản lí môi trường, Nguyễn Thế Chinh, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tuyết Nhi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.