Tái kiến thiết (Reengineering) là gì? Đặc trưng và liên hệ
Hình minh họa. Nguồn: Seedready
Tái kiến thiết (Reengineering)
Định nghĩa
Tái kiến thiết trong tiếng Anh là Reengineering. Tái kiến thiết còn được gọi là quản trị quá trình, đổi mới quá trình hay thiết kế lại quá trình - liên quan đến việc thiết kế lại công việc, nghề nghiệp và quá trình với mục đích làm tăng chất lượng, dịch vụ và tốc độ.
Thuật ngữ liên quan
Tái cấu trúc (Restructuring) liên quan đến điều chỉnh qui mô của công ty về số lượng nhân viên, số lượng các bộ phận hay đơn vị, số lượng cấp bậc trong cấu trúc tổ chức của công ty.
Tái cấu trúc cũng được hiểu là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra "trạng thái" tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Đặc trưng
- Tái kiến thiết quan tâm nhiều đến lợi ích của nhân viên và khách hàng hơn là lợi ích của cổ đông.
- Tái kiến thiết thường không ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức hay sơ đồ, và cũng không có ý nghĩa là mất việc hay sa thải nhân viên. Trong khi tái cấu trúc liên quan đến loại bỏ hay thiết lập, thu hẹp hay mở rộng, di chuyển các bộ phận và phòng ban của tổ chức, trọng tâm của tái cấu trúc là thay đổi cách công việc thực sự được thực hiện.
- Đặc trưng của tái kiến thiết là các quyết định chiến thuật (ngắn hạn, chức năng kinh doanh cụ thể), trong khi tái cấu trúc được đặc trưng bỏi các quyết định chiến lược (dài hạn, ảnh hưởng đến tất cả các chức năng kinh doanh.
Liên hệ thực tế
- Motorola phát triển năm 1986 và được thực hiện bởi CEO Jack Welch tại General Electric và gần đây hơn là Robert Nardelli, CEO trước đây của Home Deport. Sáu Sigma là một kĩ thuật cải tiến quá trình nâng cao chất lượng.
Để áp dụng Sáu Sigma đòi hỏi việc đào tạo một số cán bộ chủ chốt trong công ty trong kĩ thuật giám sát, đo lường và cải thiện các quá trình, loại bỏ khuyết tật.
Sáu Sigma được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành từ bán lẻ đến dịch vụ tài chính. CEO Dave Cote tại Honeywell và CEO Jeff Immelt tại General Electric thúc đẩy việc áp dụng Sáu Sigma nhằm cải thiện quá trình làm việc và loại bỏ lãng phí bằng cách đào tạo các nhân viên "được lựa chọn" là những người được trao tặng danh hiệu Judo như là Chưởng môn đai đen (Master Black Belts), Đai đen (Black Belts), Đai Xanh (Green Belts).
- Tuy nhiên, Sáu Sigma cũng bị chỉ trích bởi một bài báo trong tạp chí Wall Street. Bài viết đã nêu ra một vài dẫn chứng về các công ty có giá cổ phiếu giảm sau vài năm áp dụng Sáu Sigma.
- Sự phụ thuộc của kĩ thuật này vào một nhóm nhân viên được đào tạo đặc biệt là có vấn đề và việc sử dụng Sáu Sigma trong các công ty bán lẻ như là Home Depot không thành công như ở các công ty sản xuất.
(Tài liệu tham khảo: Quản trị chiến lược, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)