Sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển là gì? Các cấp độ
Sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển
Khái niệm
Sự tham gia trong tiếng Anh được gọi là Involvement.
Sự tham gia được hiểu một cách đơn giản là cùng tham dự, chia sẻ và hành động với nhau.
Sự tham gia trong dự án phát triển nông thôn là trạng thái mà ở đó tri thức, kĩ năng và tài nguyên của cộng đồng được huy động và áp dụng một cách đầy đủ nhất.
Các cấp độ của sự tham gia
- Tham gia thụ động: Ngoài dân được người ngoài cho biết cái gì đã hoặc sẽ xảy ra.
- Tham gia bằng cách cung cấp thông tin: Người dân trả lời những câu hỏi của nghiên cứu viên hoặc cán bộ dự án.
- Tham gia bằng cách được hỏi ý kiến (được tham vấn): Người ngoài cộng đồng tham khảo ý kiến của người dân để biết khó khăn và nhu cầu của họ, các ý kiến này chỉ có tính chất tham khảo.
- Tham gia bằng động cơ (thúc đẩy) vật chất hay theo hơp đồng: Người dân tham gia bằng cách đóng góp các tài nguyên sẵn có của mình để đổi lấ lương thực, tiền mặt hoặc động cơ vật chất khác.
- Tham gia chức năng (hoạt động): Người dân tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đạt được các mục tiêu đã định trước liên quan đến dự án.
- Tham gia theo kiểu tương tác: Tham gia bằng cách cùng phân tích kết quả nghiên cứu và dẫn đến kế hoạch hành động.
- Tự huy động: Người dân tư mình xác định được các vấn đề, tự tìm tòi và sáng tạo các giải pháp để giải quyết vấn đề, người ngoài chỉ đóng vai trò xúc tác và tăng cường khả năng của người dân trong các việc này.
Thuật ngữ liên quan
- Cộng đồng là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã, phường của khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Cộng đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
- Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lập và quản lí dự án phát triển nông thông, NXB Nông nghiệp, TS. Hoàng Mạnh Quân, 2007. Sổ tay Hướng dẫn phát triển cộng đồng, NXB Thanh niên 2016. Giáo trình Qui hoạch và phát triển Nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội)