|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sự mặc cả (Haggle) là gì? Đặc điểm

18:01 | 03/04/2020
Chia sẻ
Sự mặc cả (tiếng Anh: Haggle) là khi hai bên tham gia vào một giao dịch như mua hàng hóa và dịch vụ thương lượng giá cho đến khi cả hai bên có thể thỏa thuận với nhau về giá cả hợp lí.
Mặc cả (Haggle) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Kiplinger.

Sự mặc cả

Khái niệm

Sự mặc cả trong tiếng Anh là Haggle.

Sự mặc cả là khi hai bên tham gia vào một giao dịch như mua hàng hóa và dịch vụ thương lượng giá cho đến khi cả hai bên có thể thỏa thuận với nhau về giá cả hợp lí. Quá trình mặc cả liên quan đến việc hai bên đưa ra các đề nghị và phản biện liên tiếp cho nhau cho đến khi giá được thỏa thuận. Cá nhân cố gắng mua hàng hóa và dịch vụ đang cố gắng trả số tiền ít nhất có thể, trong khi mục tiêu chính của người bán là tối đa hóa giá bán. Mặc cả cũng có thể được gọi là thương lượng hoặc đàm phán không chính thức.

Hành động mặc cả đã có từ thời cổ đại, và tiếp tục cho đến ngày nay. Nó rất phổ biến trong các cuộc đàm phán bất động sản, mua xe và tại các chợ trời không chính thức. Nó hiếm khi được sử dụng trong các cơ sở bán lẻ như tại các siêu thị hoặc cửa hàng quần áo có thương hiệu.

Đặc điểm của Mặc cả

Không phải tất cả các giao dịch đều có thể được mặc cả. Những yếu tố như niềm tin tôn giáo và phong tục khu vực có thể quyết định liệu người bán có sẵn sàng mặc cả hay không. Trên toàn cầu, việc mặc cả với những mức độ chịu đựng khác nhau được chấp nhận. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, mặc cả thường được chấp nhận cho các mặt hàng giá trị lớn hơn như ô tô, trang sức và bất động sản - nhưng không phải cho các mặt hàng nhỏ hơn hàng ngày như lược hoặc một gallon sữa. 

Tuy nhiên, ở các khu vực khác trên thế giới, mặc cả cho các mặt hàng nhỏ hơn thường được chấp nhận và là một phần của văn hóa. Ở những khu vực này, trẻ em được dạy mặc cả từ nhỏ để đảm bảo rằng chúng có một thoả thuận tốt nhất khi thực hiện bất kì giao dịch mua hàng nào. 

Việc chấp nhận mặc cả cũng có thể được xác định theo vị trí. Trong các cửa hàng bách hóa và tạp hóa, mặc cả thường bị cấm, nhưng tại những nơi như chợ trời không chính thức, chợ ngoài trời và các hội chợ, việc mặc cả được chấp nhận và khuyến khích. Nhiều người coi mặc cả là một nghệ thuật và một kĩ năng thuyết phục hơn là một hoạt động kinh tế hợp lí.

Các lí thuyết kinh tế khác nhau đã được đưa ra để giải thích về quá trình mặc cả. Lí thuyết hành vi đề xuất rằng một số người nhất định có tính cách hoặc khuynh hướng khác nhau đối với các cuộc đàm phán thay vì chấp nhận mức giá mà chúng được đưa ra. 

Lí thuyết trò chơi đưa ra các giải pháp để thương lượng các vấn đề như một phần của hành động chiến lược và có thể được hiểu là một phần của việc đạt đến Cân bằng Nash.  Mặc cả cũng được xem xét trong lí thuyết giá bán lẻ. Tuy nhiên, kinh tế học chính thống (tân cổ điển) cho rằng tất cả giá cả thị trường được xác định bởi cung và cầu và do đó sẽ không cần mặc cả vì tất cả giá sẽ luôn phản ánh mức cân bằng.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy

'Thủ phủ công nghiệp' Bắc Giang tăng trưởng như thế nào trong 8 tháng?
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, 8 tháng đầu năm, kinh tế Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực, một số lĩnh vực ghi nhận tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm 2023, như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 27,59%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 23,5%, thu ngân sách tăng 58,9%...