Số dư thẻ tín dụng (Credit Card Balance) là gì? Một số điểm cần lưu ý
Số dư thẻ tín dụng
Khái niệm
Số dư thẻ tín dụng trong tiếng Anh là Credit Card Balance.
Số dư thẻ tín dụng là tổng số tiền bạn nợ công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn. Số dư thay đổi dựa trên thời gian và cách sử dụng thẻ như thế nào.
Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng, số dư sẽ tăng lên. Khi bạn thực hiện thanh toán, số dư sẽ giảm đi. Bất kì số dư nào còn lại ở cuối chu kì thanh toán (billing cycle) sẽ được chuyển sang hóa đơn của tháng tiếp theo.
Số dư thẻ tín dụng là yếu tố quan trọng để đánh giá điểm tín dụng của bạn. Các chủ nợ tương lai sẽ nhìn vào số dư của bạn để xác định xem bạn có thích hợp để được tăng hạn mức tín dụng hay không.
Số dư thẻ tín dụng là tổng số tiền nợ công ty phát hành thẻ tín dụng. Số dư này liên quan đến các yếu tố khác nhau như sau:
- Mua hàng
- Chuyển khoản số dư
- Đổi ngoại tệ
- Các khoản phí như phí thanh toán trễ, phí thanh toán bị trả loại và phí chuyển khoản ngoại hối và số dư
- Phí thường niên và phí ứng trước tiền mặt
- Thanh toán thẻ
Số dư thay đổi từ tháng này sang tháng khác dựa vào những hoạt động trên thẻ. Nếu bạn chỉ thực hiện giá trị thanh toán tối thiểu (minimum payment), số dư còn lại sẽ chuyển sang chu kì thanh toán tiếp theo. Bạn phải chịu lãi suất cho số dư còn lại, được phản ánh trên bảng sao kê tháng tiếp theo của bạn.
Số dư mới trong thẻ tín dụng thường cập nhật tại bất cứ nơi nào trong khoảng từ 24 đến 72 giờ, sau khi quá trình thanh toán được xử lí. Khoảng thời gian phụ thuộc vào công ty thẻ tín dụng và cách thanh toán được thực hiện.
Số dư thẻ tín dụng và số dư cuối kì
Số dư thẻ tín dụng là những gì bạn nợ đến ngày hôm nay, chúng khác với số dư cuối kì (Statement Balance).
Số dư cuối kì là những gì được phản ánh trong sao kê. Con số này là số tiền được ước tính vào cuối chu kì thanh toán, được in trên hóa đơn và gửi cho bạn để thanh toán.
Đối với thẻ tín dụng, bạn có thể thanh toán toàn bộ số tiền này hoặc thanh toán giá trị tối thiểu được liệt kê trên bảng sao kê, để giữ cho tài khoản của bạn ở trạng thái ổn định. Số dư cuối kì không bao gồm bất kì khoản phí phát sinh hoặc thanh toán nào được thực hiện trên thẻ sau khi bảng sao kê được in ra.
Một số điều cần lưu ý
Thanh toán số dư thẻ tín dụng
Số dư thẻ tín dụng bằng 0 là cách tốt nhất để quản lí tín dụng một cách hiệu quả. Số dư bằng 0 cũng giúp tránh phải chịu lãi suất cao liên quan đến số dư tương đương. Nếu có số dư dương, thanh toán nhiều hơn giá trị thanh toán tối thiểu hàng tháng, sẽ dẫn đến khoản nợ lãi ít hơn.
Nhưng đôi khi, mọi thứ không đơn giản như vậy. Bạn có thể rơi vào tình huống mà bạn chỉ có thể thanh toán giá trị tối thiểu. Nếu bạn thực hiện thanh toán tối thiểu, sẽ cần thêm thời gian để thanh toán hết số dư, nhưng nó sẽ khiến điểm tín dụng của bạn bị hạn chế.
Chía khóa để thanh toán số dư thẻ tín dụng là xác định ngày báo cáo - ngày tài khoản được báo cáo cho cơ quan báo cáo tín dụng và thanh toán hóa đơn trước ngày báo cáo hoặc ngày kết thúc sao kê, giúp làm tăng điểm tín dụng.
Số dư thẻ tín dụng và điểm tín dụng
Điểm tín dụng (credit score) là một trong hai con số sẽ quyết định bạn có làm giàu được không ở Mỹ vì khi ra đường làm ăn là bạn cần phải có vốn. Muốn có vốn thì điểm tín dụng bạn phải tốt thì mới vay được tiền từ ngân hàng, từ các nhà đầu tư nếu không thể huy động vốn từ người thân và bạn bè được.
Nợ thẻ tín dụng quá nhiều không phải là một ý định hay. Đó là bởi nó có thể phản ánh điểm tín dụng của bạn. Bạn sẽ có một mức nợ tối đa được sử dụng khi xài thẻ tín dụng. Yếu tố này chiếm tới 30% điểm tín dụng của bạn. Các chuyên tín dụng khuyến cáo là chỉ nên sử dụng 30% số nợ được cho phép. Lí tưởng là 20% hoặc ít hơn.
Nếu bạn có giới hạn tín dụng là 5.000 đô la và để số dư 4.000 đô la trên thẻ tín dụng, mức sử dụng tín dụng của bạn là 80%, rất cao. Điều này cho các chủ nợ và người cho vay biết rằng, khả năng bạn không chịu trách nhiệm với tín dụng và nguy cơ vợ nỡ là rất cao. Mức sử dụng nợ tín dụng (Credit Utilization) thấp chứng tỏ cho người cho vay rằng chủ thẻ có thể quản lí tín dụng một cách có trách nhiệm.
(Theo Investopedia)