|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Sản xuất đáp ứng nhanh (Quick Response Manufacturing - QRM) là gì?

11:02 | 16/12/2019
Chia sẻ
Sản xuất đáp ứng nhanh (tiếng Anh: Quick Response Manufacturing - QRM) là một chiến lược mang tính thực tế, bao gồm các khái niệm về giảm thiểu thời gian, các nguyên tắc quản lí cụ thể, các phương pháp sản xuất, các công cụ và kĩ thuật phân tích và một phương pháp mang tính hệ thống nhằm đạt được sự cắt giảm thời gian kì vọng.
Sản xuất đáp ứng nhanh (Quick Response Manufacturing - QRM) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: javelijnweb.nl)

Sản xuất đáp ứng nhanh

Khái niệm

Sản xuất đáp ứng nhanh trong tiếng Anh là Quick Response Manufacturing, viết tắt là QRM.

Sản xuất đáp ứng nhanh là mô hình được Rayan Suri phát triển năm 1998. 

Sản xuất đáp ứng nhanh có nghĩa là đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhanh chóng bằng cách thiết kế và sản xuất sản phẩm theo các nhu cầu đó.

Sản xuất đáp ứng nhanh tập trung vào cắt giảm thời gian thực hiện tất cả các hoạt động trong một công ty mà kết quả là nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đáp ứng nhanh.

Bản chất mô hình sản xuất đáp ứng nhanh

Sản xuất đáp ứng nhanh bắt nguồn từ một chiến lược có tên là cạnh tranh về thời gian (Time Based Competition - TBC) được George Stalk và Thomas Hout đưa ra năm 1990.

Cạnh tranh về thời gian (TBC) về cơ bản sử dụng tốc độ để giành lợi thế cạnh tranh: một công ty sử dụng chiến lược TBC sẽ chuyển hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng nhanh chóng hơn các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược TBC có thể áp dụng với bất cứ hình thức kinh doanh nào, kể cả ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện.

Sản xuất đáp ứng nhanh chính là việc áp dụng TBC vào các công ty sản xuất. Với việc tập trung vào các công ty sản xuất, sản xuất đáp ứng nhanh làm sâu sắc hơn các nguyên tắc của TBC và bổ sung các khía cạnh mới.

Phương pháp sử dụng

Sản xuất đáp ứng nhanh là một chiến lược mang tính thực tế, bao gồm các khái niệm về giảm thiểu thời gian, các nguyên tắc quản lí cụ thể, các phương pháp sản xuất, các công cụ và kĩ thuật phân tích và một phương pháp mang tính hệ thống nhằm đạt được sự cắt giảm thời gian kì vọng.

Nó dựa trên quan điểm rằng cả công nhân lẫn người quản lí cần hiểu một vài động lực cơ bản của hệ thống sản xuất. Đặc biệt là họ cần hiểu việc lên kế hoạch về công suất, sử dụng nguồn lực và các chính sách "chia lô sản phẩm" tương tác với nhau ra sao và có ảnh hưởng thế nào đến thời gian sản xuất.

Các công ty cần áp dụng các chính sách sản xuất đáp ứng nhanh tại tất cả các bộ phận. Nó liên quan tới việc suy tính lại xem công ty sẽ hoạt động như thế nào trong từng bộ phận, chứ không chỉ ở những khâu mấu chốt như sản xuất hay quản lí cung ứng, mà cả những khâu như vận chuyển, mua thiết bị, tuyển nhân công, kế toán, đánh giá hiệu quả.

Tổng kết

Sản xuất đáp ứng nhanh tập trung liên tục vào cắt giảm thời gian sản xuất thông qua nâng cao chất lượng, tăng cường tính hợp lí của các qui trình và giảm lãng phí. Không thể thực hiện việc cắt giảm thời gian sản xuất như kiểu một dự án chiến lược.

Sản xuất đáp ứng nhanh phải là một chiến lược của tổ chức do quản lí cấp cao dẫn dắt. Để có được tác động cần thiết lên thời gian sản xuất, các công ty cần thay đổi cách thức hoạt động truyền thống và cơ cấu lại tổ chức của mình. Những thay đổi này không thể thực hiện nếu không có sự đồng thuận của lãnh đạo cấp cao. 

Vì vậy, bước đầu tiên trong một chương trình sản xuất đáp ứng nhanh phải là hướng dẫn những nhà quản lí cấp trên về chiến lược này và khiến họ tham gia vào lộ trình thực hiện.

Toàn bộ các nguyên tắc của chiến lược sản xuất đáp ứng nhanh đều xuất phát từ một nguyên tắc cơ bản, bởi vậy nó đủ mạnh để lan ra toàn bộ công ty, từ xưởng sản xuất tới khối văn phòng, từ khâu nhận đặt hàng cho đến kế toán, từ mua nguyên liệu cho đến bán sản phẩm. 

Phương pháp này dễ được người quản lí chấp nhận hơn là tập hợp những khái niệm riêng lẻ bởi nó cho phép họ gửi thông điệp nhất quán tới toàn bộ công ty.

(Tài liệu tham khảo: Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Đức Nhượng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.