|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Quĩ đầu tư quốc gia (Sovereign Wealth Fund - SWF) là gì?

14:42 | 02/06/2020
Chia sẻ
Quĩ đầu tư quốc gia (tiếng Anh: Sovereign Wealth Fund, viết tắt: SWF) là một quĩ đầu tư thuộc sở hữu của nhà nước hoặc một thực thể gồm các nhóm tiền có nguồn gốc từ dự trữ của một quốc gia.
Quĩ đầu tư quốc gia (Sovereign Wealth Fund - SWF) là gì? - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Finserv MARKETS)

Quĩ đầu tư quốc gia

Khái niệm

Quĩ đầu tư quốc gia trong tiếng Anh là Sovereign Wealth Fund, viết tắt là SWF.

Quĩ đầu tư quốc gia (SWF) là một quĩ đầu tư thuộc sở hữu của nhà nước hoặc một thực thể gồm các nhóm tiền có nguồn gốc từ dự trữ của một quốc gia.

Dự trữ là các quĩ dành riêng cho đầu tư để mang lại lợi ích cho nền kinh tế và người dân tại quốc gia đó. Khoản tài trợ cho SWF đến từ dự trữ của ngân hàng trung ương, tích lũy từ thặng dư ngân sách và thặng dư thương mại, nghiệp vụ ngoại tệ chính thức, tiền từ tư nhân hóa, các khoản thanh toán của chính phủ và doanh thu từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. 

Chính sách đầu tư của SWF hướng đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nhiều nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm cho rằng, các SWF đem lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển và ổn định nền kinh tế.

Các loại Quĩ đầu tư quốc gia

Theo Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF), Quĩ đầu tư quốc gia được phân thành 5 loại dựa vào mục tiêu hoạt động chính:

- Quĩ bình ổn (Stabilization funds): Mục đích chủ yếu của quĩ nhằm bình ốn thị trường, giảm thiểu ảnh hưởng từ sự biến động giá của hàng hóa (nhất là của giá dầu) đến nguồn lực tài chính và nền kinh tế quốc gia. Quĩ được hình thành từ các nguồn thặng dư tài sản quốc gia như nguồn thu từ bán tài nguyên thiên nhiên (thông thường là dầu mỏ, khí đốt). Nguồn lực tài chính của các quĩ này sẽ được tích lũy nhiều từ các năm có nguồn thặng dư tài chính lớn và được sử dụng để bình ổn nền kinh tế trong những năm xảy ra thâm hụt.

- Quĩ tiết kiệm (Savings funds)Quĩ tập trung vào việc tích lũy nguồn tài chính cho các thế hệ sau. Đối với các quốc gia giàu về tài nguyên thiên nhiên, các quĩ tiết kiệm chuyển đổi các nguồn tài sản từ tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được thành các tài sản trong các danh mục đầu tư da dạng trên thị trường quốc tế nhằm để tích lũy nguồn của cải vật chất cho các thế hệ tương lai cũng như phục vụ một số mục tiêu dài hạn khác.

- Các tập đoàn đầu tư dự trữ tài chính (Reserve investment corporations): những quĩ được lập ra như một pháp nhân độc lập, phục vụ mục đích giảm thiểu các chi phí nắm giữ các tài sản sở hữu bởi chính phủ hoặc theo đuổi các chính sách đầu tư có khả năng sinh lợi cao.

- Quĩ phát triển (Development funds)Quĩ phân bổ nguồn lực tài chính ưu tiên cho các dự án kinh tế - xã hội vĩ mô như cơ sở hạ tầng hoặc ưu tiên chính sách phát triển lĩnh vực công nghiệp cụ thể nhằm khuyến khích tăng trưởng nền sản xuất của quốc gia.

- Quĩ dự trữ hưu trí (Pension reserve funds)Quĩ cho phép hỗ trợ Quĩ hưu trí trong trường hợp phát sinh những khoản thiếu hụt không thường xuyên và nằm ngoài dự kiến liên quan đến khoản mục lương hưu nằm trong bảng cân đối tài chính quốc gia.

Các khoản đầu tư được chấp nhận trong mỗi SWF sẽ khác nhau tùy theo từng quốc gia. Các quốc gia có mỗi quan tâm về thanh khoản sẽ chỉ giới hạn đầu tư vào duy nhất các công cụ nợ có tính thanh khoản cao. Trong một số trường hợp, SWF sẽ đầu tư trực tiếp vào các ngành công nghiệp trong nước. 

Vai trò của Quĩ đầu tư quốc gia 

Tồn tại từ nhiều thp kỉ qua, tuy nhiên, chỉ đến khoảng 15 - 20 năm trở lại đây, khi qui mô toàn cầu về tổng tài sản nắm giữ tăng mạnh, các Quĩ đầu tư quốc gia mới nhn được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia và những chuyên gia tài chính do những lợi ích tài chính to lớn đối với kinh tế vĩ mô. 

- Một số quốc gia đã lập ra SWF để đa dạng hóa nguồn doanh thu của họ. Ví dụ, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ vì trữ lượng dồi dào của họ. Do đó, họ dành một phần dự trữ của mình cho một SWF để đầu tư vào các tài sản đa dạng có thể hoạt động như một lá chắn chống lại những rủi ro liên quan đến dầu mỏ. Số tiền trong SWF là một khoản rất đáng kể. 

Sau giai đoạn tăng giá đột biến của dầu mỏ thời kỳ 1970 - 1980, các quốc gia được lợi nhiều từ khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu gây dựng nên những quĩ đầu tư quốc gia thế hệ thứ nhất từ nguồn thu dầu mỏ. 

- Tương tự, cuộc khủng hoàng tài chính châu Á những năm cuối thập niên 90 thế kỉ trước cũng là dấu mốc quan trọng trong việc thành lập các Quĩ đầu tư quốc gia. Sau khủng hoảng, nhiều nền kinh tế mới nổi trong khu vực trở nên thận trọng hơn khi tăng cường dự trữ nhiều tài sản có tính thanh khoản hơn so với trước đây và chuyển dần từ vị trí con nợ của các quốc gia phát triển trở thành những chủ nợ mới. 

Chính từ thời điểm đó, các Quĩ đầu tư quốc gia thực sự trở thành những công cụ mới hoạt động rất hiệu quả của các chính phủ. Hơn nữa, một số SWF đã góp phần vào việc bình ổn thị trường tài chính trong nước cũng như thị trường toàn cầu nói chung trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Các SWF đã nhanh chóng giúp phục hồi những thiệt hại tài chính trong những năm sau khủng hoảng bằng việc đóng vai trò nhà đầu tư dài hạn để ổn định thị trường và lèo lái thị trường ra khỏi khủng hoảng.

- Đối với các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư, SWF đóng vai trò cũng rất quan trọng. Theo lí thuyết tín hiệu, những thông tin từ các khoản đầu tư lớn nếu được công bố sẽ ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp. Không những thế, những lí thuyết hiện có cũng khẳng định rằng tồn tại hai chiều hướng tác động khác nhau của các các cổ đông lớn đến giá trị doanh nghiệp và những tác động sẽ khác nhau tùy vào mức độ sở hữu.

Hơn nữa, SWF còn là công cụ của các chính phủ trong việc theo đuổi các mục đích xã hội phi lợi nhuận. Ví dụ, các doanh nghiệp nhận nguồn tài trợ lớn từ SWF đôi khi phải cân nhắc các quyết định về tuyển dụng đối tượng lao đng, sử dụng công ngh sản xuất sao cho phù hợp với các mục tiêu xã hi của chính phủ; hoc, kể cả khi không chủ đng can thip vào các quyết định của doanh nghip, vic lựa chọn tài trợ và đầu tư cho các loại hình doanh nghip cụ thể (như các doanh nghip trong các ngành kinh tế mũi nhọn) cũng là mt cách để SWF phải tuân theo các mục tiêu phi tài chính và mang tính chất phục vụ xã hi. 

Kết quả là, những tín hiu từ thông tin đầu tư của SWF có thể đem lại những hiu ứng đối với doanh nghip và thị trường khác với những thông tin của những sự kin đầu tư từ khối tư nhân. 

Có một mối lo ngại rằng SWF có ảnh hưởng đến chính trị. Một số SWF đáng chú ý nhất, ngoại trừ Na Uy, không hoàn toàn minh bạch về các khoản đầu tư và thực tiễn quản trị doanh nghiệp của họ, khiến một số người nghĩ rằng chúng được lập ra là vì động cơ chính trị, không phải là tài chính.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia, Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

Ích Y

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.