|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp tính giá dựa trên chi phí bình quân (Average Cost Basis Method) là gì?

12:05 | 27/02/2020
Chia sẻ
Phương pháp tính giá dựa trên chi phí bình quân (tiếng Anh: Average Cost Basis Method) là một hệ thống tính toán giá trị của các vị thế quĩ tương hỗ có trong một tài khoản chịu thuế để xác định lãi hay lỗ cho báo cáo thuế.
Phương pháp tính giá dựa trên chi phí bình quân (Average Cost Basis Method) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Phương pháp tính giá dựa trên chi phí bình quân

Khái niệm

Phương pháp tính giá dựa trên chi phí bình quân trong tiếng Anh là Average Cost Basis Method.

Phương pháp tính giá dựa trên chi phí bình quân là một hệ thống tính toán giá trị của các vị thế quĩ tương hỗ có trong một tài khoản chịu thuế để xác định lãi hay lỗ cho báo cáo thuế. Tính giá dựa trên chi phí đại diện cho giá trị ban đầu của một chứng khoán hoặc quĩ tương hỗ mà một nhà đầu tư sở hữu.

Chi phí trung bình sau đó được so sánh với giá mà tại đó cổ phiếu quĩ được bán để xác định lãi hoặc lỗ cho báo cáo thuế. Tính giá dựa trên chi phí bình quân là một trong nhiều phương pháp mà Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) cho phép các nhà đầu tư sử dụng để đạt tới chi phí mà quĩ tương hỗ của họ nắm giữ.

Phương pháp tính giá dựa trên chi phí bình quân thường được các nhà đầu tư sử dụng để báo cáo thuế quĩ tương hỗ. Phương pháp tính giá dựa trên chi phí được báo cáo với công ty môi giới nơi tài sản được lưu giữ. Chi phí trung bình được tính bằng cách chia tổng số tiền tính bằng đồng đô la đầu tư vào vị thế quĩ tương hỗ cho số cổ phần sở hữu. 

Ví dụ: một nhà đầu tư có 10.000 đô la đầu tư và sở hữu 500 cổ phiếu sẽ có giá dựa trên chi phí trung bình là 20 đô la (= 10.000 đô la / 500).

Các loại phương pháp tính giá dựa trên chi phí

Mặc dù nhiều công ty môi giới sử dụng nhiều các phương pháp tính giá dựa trên chi phí  bình quân khác nhau cho các quĩ tương hỗ, nhưng về cơ bản có các phương pháp như:

FIFO - Nhập trước, xuất trước

Phương thức nhập trước xuất trước (FIFO) có nghĩa là khi cổ phần được bán đi, bạn phải bán các cổ phần đã mua đầu tiên khi tính toán lãi và lỗ. 

Ví dụ: giả sử một nhà đầu tư sở hữu 50 cổ phiếu và mua 20 vào tháng 1 rồi mua 30 cổ phiếu vào tháng 4. Nếu nhà đầu tư bán 30 cổ phiếu, thì 20 cổ phiếu trong tháng 1 phải được sử dụng và 10 cổ phiếu mua ở tháng 4 sẽ được tính tiếp theo. Vì cả hai giao dịch mua ở tháng 1 và tháng 4 sẽ được thực hiện ở các mức giá khác nhau, nên lãi hoặc lỗ của thuế sẽ bị ảnh hưởng bởi giá mua ban đầu trong từng đợt.

LIFO - Nhập sau xuất trước

Phương thức nhập sau xuất trước (LIFO) là khi một nhà đầu tư bán các cổ phiếu được mua sau cùng trước sau đó là các cổ phiếu đã được mua đầu tiên. LIFO hoạt động tốt nhất nếu nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu đã mua ban đầu có mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện tại.

Phương pháp chi phí cao và chi phí thấp

Phương pháp chi phí cao cho phép các nhà đầu tư bán cổ phiếu có giá mua ban đầu cao nhất. Nói cách khác, cổ phiếu đắt nhất sẽ được chi trả trước. Một phương pháp chi phí cao được tạo ra để mang lại cho các nhà đầu tư khoản capital gains tax (tạm dịch: thuế trên thặng dư vốn) thấp nhất. Ví dụ: một nhà đầu tư có khoản lời lớn từ một khoản đầu tư, họ cần tiền nhưng chưa muốn đóng thuế cho khoản lãi đó thì sẽ sử dụng phương pháp này.

Chọn phương pháp tính phí dựa trên chi phí

Khi một phương pháp tính giá dựa trên chi phí đã được chọn cho một quĩ tương hỗ cụ thể, nó phải còn hiệu lực. Các công ty môi giới sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư tài liệu thuế hàng năm thích hợp về việc bán quĩ tương hỗ dựa trên các cuộc bầu cử phương pháp tính giá dựa trên chi phí của họ.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.