|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nguyên tắc định giá chi phí bình quân (Average Cost Pricing Rule) là gì?

10:13 | 27/02/2020
Chia sẻ
Nguyên tắc định giá chi phí bình quân (tiếng Anh: Average Cost Pricing Rule) là một chiến lược định giá mà các cơ quan quản lí áp đặt cho một số doanh nghiệp nhất định nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp này tính phí sản phẩm hoặc dịch vụ...
Nguyên tắc định giá chi phí bình quân (Average Cost Pricing Rule) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Nguyên tắc định giá chi phí bình quân

Khái niệm

Nguyên tắc định giá chi phí bình quân trong tiếng Anh là Average Cost Pricing Rule.

Nguyên tắc định giá chi phí bình quân là một chiến lược định giá mà các cơ quan quản lí áp đặt cho một số doanh nghiệp nhất định nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp này tính phí sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho các khách hàng với mức giá bằng với chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nguyên tắc này ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẽ đặt đơn giá của một sản phẩm gần bằng với chi phí trung bình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó.

Hiểu về nguyên tắc định giá chi phí bình quân

Nguyên tắc định giá này thường được áp dụng đối với các độc quyền tự nhiên hoặc độc quyền pháp định. Một số ngành công nghiệp (như nhà máy điện) được hưởng lợi từ sự độc quyền vì có thể đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô.

Tuy nhiên, việc cho phép các công ty độc quyền trở nên không được kiểm soát có thể gây ra những tác động có hại cho nền kinh tế, chẳng hạn như việc ấn định giá. Vì các nhà quản lí thường cho phép các độc quyền tính một khoản giá tăng lớn hơn chi phí, nên giá trung bình phải trả cho phép độc quyền hoạt động và thu được lợi nhuận bình thường.

Thực tiễn định giá chi phí trung bình đã được kiểm nghiệm rộng rãi bởi các nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn định giá được một số lượng lớn các công ty lớn và nhỏ áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp.

Sử dụng chiến lược định giá chi phí bình quân, chi phí sản xuất, cho mỗi đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ được bán, chỉ bổ sung vào tổng chi phí do nguyên liệu và lao động trực tiếp. Các doanh nghiệp thường sẽ áp giá gần bằng chi phí cận biên nếu doanh số bị ảnh hưởng.

Ví dụ, nếu một mặt hàng có chi phí cận biên là 1 đô la và giá bán bình thường là 2 đô la, công ty bán mặt hàng đó có thể muốn hạ giá xuống còn 1,10 đô la nếu nhu cầu về mặt hàng này suy giảm. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách tiếp cận này vì lợi nhuận tăng thêm là 10 xu hơn là việc không bán hàng.

Việc định giá chi phí bình quân được sử dụng để làm cơ sở cho chính sách điều tiết đối với các tiện ích công cộng (đặc biệt là các độc quyền tự nhiên) trong đó giá mà một công ty nhận được được áp bằng tổng chi phí sản xuất trung bình.

Mặt tốt của việc định giá chi phí bình quân là một tiện ích công cộng theo qui định được đảm bảo lợi nhuận bình thường, thường được gọi là tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Mặt hạn chế của việc định giá chi phí trung bình đó là chi phí cận biên nhỏ hơn tổng chi phí trung bình có nghĩa là giá lớn hơn chi phí cận biên.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

Tường Vy