|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp tỉ giá hiện tại (Current Rate Method) là gì? Đặc điểm và các bước chuyển đổi

13:44 | 30/06/2020
Chia sẻ
Phương pháp tỉ giá hiện tại (tiếng Anh: Current Rate Method) là một phương pháp chuyển đổi ngoại tệ, trong đó hầu hết các mục trong báo cáo tài chính được chuyển đổi theo tỉ giá hối đoái hiện tại.
Phương pháp tỉ giá hiện tại (Current Rate Method) là gì? Đặc điểm và các bước chuyển đổi - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: secretsofbuenosaires)

Phương pháp tỉ giá hiện tại

Khái niệm

Phương pháp tỉ giá hiện tại trong tiếng Anh là Current Rate Method.

Phương pháp tỉ giá hiện tại là một phương pháp chuyển đổi ngoại tệ, trong đó hầu hết các mục trong báo cáo tài chính được chuyển đổi theo tỉ giá hối đoái hiện tại.

Khi một công ty có hoạt động ở các quốc gia khác, có thể cần phải chuyển đổi ngoại tệ kiếm được từ các hoạt động kinh doanh nước ngoài thành loại tiền tệ đang được sử dụng trong lập báo cáo tài chính của công ty.

Phương pháp tỉ giá hiện tại được sử dụng trong trường hợp công ty con không tương thích với công ty mẹ và đồng tiền ở công ty con hoạt động giống như đồng tiền chức năng của công ty con đó.

Đặc điểm của Phương pháp tỉ giá hiện tại

Chuyển đổi tiền tệ là quá trình chuyển đổi đồng tiền chức năng của báo cáo tài chính của một chủ thể kinh tế nước ngoài sang đồng tiền chức năng của báo cáo tài chính đang được lập báo cáo.

Phương pháp tỉ giá hiện tại khác với phương pháp thời gian (Temporal method). Phương pháp tỉ giá hiện tại là phương pháp mà tài sản và nợ phải trả được chuyển đổi theo tỉ giá hối đoái hiện tại. Điều này có thể tạo ra một rủi ro chuyển đổi cao, vì tỉ giá hối đoái hiện tại có thể thay đổi.

Để giúp làm giảm sự biến động này, các khoản lãi và lỗ liên quan đến sự chuyển đổi đồng tiền được báo cáo trên tài khoản dự trữ (Reserve account), thay vì báo cáo trên tài khoản thu nhập ròng hợp nhất như trong phương pháp thời gian (Temporal method).

Điều này giúp giảm sự biến động của thu nhập hợp nhất. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhà quản lí, cổ đông và chủ nợ thuận tiện trong việc đánh giá một công ty, vì các khoản lỗ và lợi nhuận do việc chuyển đổi tiền tệ được loại trừ khỏi tài khoản thu nhập hợp nhất (Consolidated earnings).

Trong phương pháp tỉ giá hiện tại, các khoản điều chỉnh tích lũy (Cumulative Translation Adjustment), là khoản lỗ hoặc lãi liên quan đến chuyển đổi tiền tệ, được giữ trên bảng cân đối kế toán dưới dạng lãi hoặc lỗ chưa thực hiện.

Tính toán Phương pháp tỉ giá hiện tại

Khi chuyển đổi tiền bằng phương pháp tỉ giá hiện tại:

1. Bước đầu tiên là chuyển đổi báo cáo thu nhập bằng tỉ giá hối đoái bình quân gia quyền được sử dụng trong kì báo cáo.

2. Tiếp theo, tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán được chuyển đổi theo tỉ giá hối đoái hiện tại. Lưu ý rằng cổ phiếu vốn chủ sở hữu đã phát hành sẽ được chuyển đổi theo tỉ giá hối đoái được sử dụng vào ngày phát hành. 

3. Cuối cùng, bảng cân đối kế toán phải được cân đối lại do kết quả của qui trình kế toán này. Các khoản điều chỉnh tích lũy được sử dụng như một con số bổ trợ, giúp tách phần tài sản của bảng cân đối kế toán ra khỏi bên nợ và vốn chủ sở hữu. Các khoản điều chỉnh tích lũy này được coi là một khoản lãi hoặc lỗ chưa thực hiện, sau đó có thể được nhận thức khi công ty con nước ngoài bị bán hoặc suy yếu đi.

Ví dụ về Phương pháp tỉ giá hiện tại

Ví dụ, một công ty con ở Canada của một công ty mẹ ở Mỹ kinh doanh bằng cách sử dụng đồng Canada (CAD). Khi chuyển đổi ngoại tệ sang loại đồng tiền của công ty mẹ, tài sản và nợ được liệt kê trên bảng cân đối kế toán của công ty con phải được chuyển đổi thành đồng tiền sử dụng tỉ giá hối đoái giao ngay trên bảng cân đối kế toán của công ty mẹ.

Cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại được chuyển đổi theo tỉ giá trong quá khứ (Historical Rates). Các mục trong báo cáo thu nhập sẽ được chuyển đổi theo tỉ giá bình quân gia quyền cho kì kế toán.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.