Mô hình tỉ giá tăng quá mức (Overshooting model) là gì? Đặc điểm
Mô hình tỉ giá tăng quá mức
Khái niệm
Mô hình tỉ giá tăng quá mức trong tiếng Anh là Overshooting model.
Mô hình tỉ giá tăng quá mức, còn được gọi là giả thuyết vượt quá tỉ giá hối đoái, là mô hình nghiên cứu và giải thích mức độ biến động cao trong tỉ giá hối đoái.
Đặc điểm của Mô hình tỉ giá tăng quá mức
Mô hình tỉ giá tăng quá mức được giới thiệu bởi nhà kinh tế người Đức Rudiger Dornbusch, nhà kinh tế học nổi tiếng tập trung vào kinh tế quốc tế, bao gồm chính sách tiền tệ, phát triển kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và thương mại quốc tế.
Mô hình này hiện được biết đến rộng rãi với tên gọi là Mô hình vượt mức Dornbusch.
Ngày nay, mô hình vượt mức của Dornbusch được coi là tiền thân của kinh tế quốc tế hiện đại. Trên thực tế, một số người đã nói rằng nó "đánh dấu sự ra đời của kinh tế vĩ mô quốc tế hiện đại".
Mô hình tỉ giá tăng quá mức đặc biệt quan trọng bởi vì nó giải thích sự biến động của tỉ giá hối đoái trong thời gian thế giới đang chuyển từ tỉ giá cố định sang tỉ giá hối đoái thả nổi.
Trước Dornbusch, các nhà kinh tế thường tin rằng thị trường lí tưởng nhất là đạt đến trạng thái cân bằng và duy trì ở mức đó.
Một số nhà kinh tế đã lập luận rằng sự biến động thị trường hoàn toàn là do các nhà đầu cơ và sự thiếu hiệu quả trên thị trường ngoại hối, chẳng hạn như thông tin bất cân xứng, hoặc các trở ngại điều chỉnh.
Dornbusch đã bác bỏ quan điểm này. Thay vào đó, ông lập luận rằng sự biến động chính là nền tảng của thị trường, thuộc về thị trường, chứ không phải là kết quả của việc thiếu hiệu quả thị trường.
Về cơ bản, Dornbusch đã lập luận rằng trong ngắn hạn, trạng thái cân bằng đạt được trên thị trường tài chính, nhưng về lâu dài, giá hàng hóa sẽ tương ứng thay đổi theo những thay đổi trên thị trường tài chính.
Mô hình tỉ giá tăng quá mức tin rằng tỉ giá hối đoái sẽ tạm thời phản ứng quá mức với những thay đổi trong chính sách tiền tệ, để bù đắp cho giá cả hàng hóa khó biến đổi trong nền kinh tế.
Nghĩa là trong ngắn hạn, mức cân bằng sẽ đạt được thông qua sự thay đổi giá của thị trường tài chính, do đó, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán,.. chứ bản thân giá hàng hóa không tự thay đổi để đạt được mất cân bằng.
Dần dần, giá hàng hóa không cứng nhắc nữa, và điều chỉnh theo thực tế giá của thị trường tài chính.
Vì vậy, ban đầu, thị trường ngoại hối phản ứng thái quá với những thay đổi trong chính sách tiền tệ, tạo ra trạng thái cân bằng trong ngắn hạn. Và khi giá hàng hóa dần phản ứng với giá thị trường tài chính, thị trường ngoại hối kiềm chế phản ứng của mình và tạo ra trạng thái cân bằng dài hạn.
Do đó, sẽ có nhiều biến động hơn trong tỉ giá hối đoái do sự phản ứng quá mức và việc điều chỉnh hi vọng sẽ diễn ra sau đó.
(Theo Investopedia)