Phương pháp liên hệ là gì? Tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Phương pháp liên hệ
Khái niệm
Phương pháp liên hệ là một trong những phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận,…
Để lượng hóa các mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp như phương pháp chi tiết, phương pháp cân đối..., trong phân tích còn sử dụng phổ biến các nghiên cứu liên hệ phổ biến như: liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi tuyến tính.
- Liên hệ cân đối: Là phương pháp dựa vào các mối liên hệ cân đối vốn có giữa các mặt, các hiện tượng, các quá trình để tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Như cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, số dư đầu kì cộng phát sinh tăng bằng số dư cuối kì cộng phát sinh giảm, cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa chi phí và kết quả…
- Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ như lợi nhuận có quan hệ thuận với lượng hàng hóa tiêu thụ và giá bán nhưng lại có quan hệ nghịch với giá thành, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp và thuế. Theo liên hệ tuyến tính có 2 loại chủ yếu:
+ Liên hệ trực tiếp: Là mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố được xác định mức độ ảnh hưởng một cách trực tiếp, không cần thông qua một chỉ tiêu trung gian nào khác, như: lợi nhuận với giá bán, giá thành, chi phí…
+ Liên hệ gián tiếp: Là mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng.
- Liên hệ phi tuyến tính: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỉ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi như liên hệ giữa lượng vốn sử dụng với sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn, liên hệ giữa năng suất thu hoạch với số năm canh tác.
Giải thích một số thuật ngữ liên quan:
Phương pháp cân đối dựa trên cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh. Ví dụ như giữa tài sản với nguồn vốn hình thành; giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả…
Khác với phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích.
Để tính ảnh hưởng của nhân tố nào đó chỉ việc tính chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch (kì gốc) của bản thân nhân tố đó mà không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
(Tài liệu tham khảo: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Xây dựng miền Trung)