|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu (Times-Revenue Method) là gì? Đặc điểm và hạn chế

11:15 | 20/03/2020
Chia sẻ
Phương pháp định giá theo bội số doanh thu (tiếng Anh: Times-Revenue Method) là phương pháp định giá được sử dụng để xác định giá trị tối đa của công ty.
Phương pháp định giá theo bội số doanh thu (Times-Revenue Method) là gì? Đặc điểm và hạn chế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Onetoonecf

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu

Khái niệm

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu trong tiếng Anh là Times-Revenue Method.

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu là phương pháp định giá được sử dụng để xác định giá trị tối đa của công ty.

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu sử dụng bội số của doanh thu hiện tại để xác định "mức trần" (hoặc giá trị tối đa) cho một doanh nghiệp cụ thể.

Tùy thuộc vào ngành công nghiệp và môi trường kinh doanh, bội số có thể gấp một đến hai lần doanh thu thực tế. Trong một số ngành, bội số có thể ít hơn một.

Ví dụ: Giả sử doanh thu của tập đoàn ABC trong 12 tháng qua là 100.000 USD.

Theo Phương pháp định giá theo bội số doanh thu, người ta có thể định giá công ty trong khoảng 50.000 USD (bằng 1/2 doanh thu) và 200.000 USD ( bằng hai lần doanh thu).

Cách hoạt động của phương pháp định giá theo bội số doanh thu

Các doanh nghiệp nhỏ có thể xác định giá trị công ty để lập kế hoạch tài chính hoặc chuẩn bị cho việc chào bán doanh nghiệp.

Việc tính toán giá trị doanh nghiệp có thể là một thách thức, đặc biệt nếu giá trị được quyết định phần lớn bởi doanh thu tiềm năng trong tương lai.

Một số mô hình có thể sử dụng để xác định giá trị hoặc một dãy các giá trị, tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định kinh doanh.

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu được sử dụng để xác định một loạt các giá trị cho doanh nghiệp. Con số này dựa trên doanh thu thực tế trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: năm tài chính trước đó) và hệ số nhân có thể được sử dụng để làm điểm bắt đầu cho các cuộc đàm phán.

Trên thực tế, phương pháp định giá theo bội số doanh thu định giá bằng cách định giá dòng tiền bán hàng của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào khoảng thời gian mà doanh thu được xem xét hoặc phương pháp định giá doanh thu được sử dụng, giá trị của bội số có thể khác nhau.

Một số nhà phân tích sử dụng doanh thu hoặc doanh thu được ghi trên báo cáo tài chính dự toán như doanh số thực tế hoặc dự báo doanh số trong tương lai sẽ là bao nhiêu. Số nhân được sử dụng trong định giá doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào ngành kinh doanh.

Đặc điểm của phương pháp định giá theo bội số doanh thu

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu sẽ lý tưởng cho các công ty trẻ có không có thu nhập hoặc thu nhập biến động.

Ngoài ra, các công ty đã sẵn sàng để có một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, chẳng hạn như các công ty dịch vụ phần mềm, sẽ xác định định giá của họ theo phương pháp định giá theo bội số doanh thu.

Bội số sẽ cao hơn nếu công ty hoặc ngành công nghiệp sẵn sàng tăng trưởng và mở rộng. Vì các công ty này dự kiến sẽ có giai đoạn tăng trưởng cao với tỉ lệ doanh thu định kì cao và tỉ suất lợi nhuận tốt, nên họ sẽ được định giá trong phạm vi doanh thu gấp ba đến bốn lần.

Mặt khác, bội số nhân có thể thấp với một số doanh nghiệp đang tăng trưởng chậm hoặc không cho thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng. 

Một công ty có tỉ lệ phần trăm doanh thu định kì thấp hoặc doanh thu dự báo thấp nhất, chẳng hạn như một công ty dịch vụ, có thể được định giá chỉ bằng 0,5 lần doanh thu.

Hạn chế của phương pháp định giá theo bội số doanh thu

Phương pháp định giá theo bội số doanh thu không phải lúc nào cũng là một chỉ số đáng tin cậy về giá trị của một công ty. Điều này là do doanh thu không có nghĩa là lợi nhuận.

Tương tự như vậy, việc tăng doanh thu không nhất thiết phải chuyển thành tăng lợi nhuận.

Để có được bức tranh chính xác hơn về giá trị thực hiện tại của một công ty, thu nhập phải được tính vào. Do đó, hệ số nhân thu nhập, được ưu tiên hơn bội số của phương thức định giá theo doanh thu.

 (Theo Investopedia)

Minh Hằng

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.