|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Phần bù giá trị (High Minus Low - HML) là gì? Đặc điểm Phần bù giá trị

09:28 | 17/02/2020
Chia sẻ
Phần bù giá trị (tiếng Anh: High Minus Low - HML) là một trong ba nhân tố được sử dụng trong mô hình ba nhân tố Fama-French, là tỉ lệ lợi nhuận giữa cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng.
Phần bù giá trị (High Minus Low - HML) là gì? Đặc điểm Phần bù giá trị  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Admiralmarkets.com

Phần bù giá trị

Khái niệm

Phần bù giá trị trong tiếng Anh là High Minus Low – HML hay Value Premium.

Phần bù giá trị (HML) là một trong ba nhân tố được sử dụng trong mô hình ba nhân tố Fama-French, là tỉ lệ lợi nhuận giữa cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng. 

Phần bù giá trị là tỉ lệ lợi nhuận giữa cổ phiếu giá trị và cổ phiếu tăng trưởng với quan điểm rằng các công ty có tỉ lệ sổ sách trên thị trường cao (hay là cổ phiếu giá trị) có lợi nhuận vượt trội hơn so với các cổ phiếu có giá trị thị trường thấp hơn (hay là cổ phiếu tăng trưởng). 

Đặc điểm Phần bù giá trị 

Để hiểu được khái niệm phần bù giá trị (HML) cần có kiến thức cơ bản về mô hình ba nhân tố Fama-French. 

Mô hình ba nhân tố Fama-French được thành lập vào năm 1992 bởi Eugene Fama và Kenneth French. Mô hình này sử dụng ba nhân tố với một trong số đó là phần bù giá trị (HML), để giải thích lợi nhuận vượt mức trong danh mục đầu tư của người quản lí danh mục.

Nền tảng của mô hình này là lợi nhuận được tạo ra bởi các nhà quản lí danh mục đầu tư một phần do các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của người quản lí. 

Cụ thể, cổ phiếu giá trị có lịch sử lợi nhuận trung bình vượt trội hơn so với cổ phiếu tăng trưởng, và các công ty có qui mô nhỏ hơn lợi nhuận trung bình vượt trội hơn so với các công ty lớn hơn.    

Phần lớn hiệu suất danh mục đầu tư có thể được giải thích bởi xu hướng quan sát được của các cổ phiếu nhỏ và cổ phiếu giá trị vượt trội so với các cổ phiếu lớn hoặc định hướng tăng trưởng trung bình. 

Phần bù giá trị và các nhân tố khác

Nhân tố thứ nhất trong mô hình ba nhân tố Fama-French là hiệu suất thị trường (trong mô hình CAPM), nhân tố thứ hai là phần bù giá trị (HML) là sự vượt trội của các cổ phiếu giá trị, nhân tố thứ ba là sự vượt trội của các công ty nhỏ hơn hay phần bù qui mô (Small Minus Big - SMB).

Bằng cách xác định hiệu suất của người quản lí danh mục đầu tư có thể qui được cho hai nhân tố trên, người sử dụng mô hình có thể ước tính tốt hơn kĩ năng của nhà quản lí.   

Trong trường hợp có nhân tố phần bù giá trị (HML), mô hình cho thấy liệu người quản lí có dựa vào phần bù giá trị bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu có hệ số giá trị sổ sách/giá trị thị trường (Book-to-value ratio) cao để kiếm các khoản lợi nhuận bất thường hay không. 

Nếu người quản lí chỉ mua cổ phiếu giá trị, kết quả hồi qui mô hình sẽ cho thấy mối tương quan dương với nhân tố phần bù giá trị HML, được giải thích rằng lợi nhuận của danh mục đầu tư được qui cho phí bảo hiểm. 

Trong trường hợp này, do mô hình hồi qui có thể giải thích nhiều hơn về lợi nhuận của danh mục đầu tư nên lợi nhuận vượt quá ban đầu của người quản lí danh mục giảm xuống.   

Mô hình 5 nhân tố Fama – French 

Trong năm 2014, Fama và French đã chỉnh sửa mô hình của họ thành năm nhân tố. 

Ngoài các điểm tương đồng như mô hình ba nhân tố, mô hình mới bổ sung các khái niệm nhân tố lợi nhuận và nhân tố đầu tư. 

Nhân tố lợi nhuận cho rằng các công ty báo cáo thu nhập trong tương lai cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn trên thị trường chứng khoán. 

Nhân tố thứ năm là nhân tố đầu tư liên quan đến việc đầu tư và lợi nhuận đầu tư trong nội bộ của công ty, cho thấy các công ty đầu tư mạnh vào các dự án tăng trưởng có thể sẽ hoạt động kém trong tương lai.  

(Theo Investopedia)

Lê Thảo