|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Niên kim thu nhập (Income Annuity) là gì? Đặc điểm và chức năng

13:58 | 23/06/2020
Chia sẻ
Niên kim thu nhập (tiếng Anh: Income Annuity) là một hợp đồng niên kim được thiết lập sao cho các khoản thu nhập cố định sẽ bắt đầu được trả ngay khi hợp đồng niên kim có hiệu lực.
Niên kim thu nhập (Income Annuity) là gì? Đặc điểm và chức năng - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Blueprint Income

Niên kim thu nhập

Khái niệm

Niên kim thu nhập trong tiếng Anh là Income Annuity.

Niên kim thu nhập là một hợp đồng niên kim được thiết lập sao cho các khoản thu nhập cố định sẽ bắt đầu được trả ngay khi hợp đồng niên kim có hiệu lực. 

Sau khi được tài trợ, niên kim thu nhập sẽ phân phối các khoản thanh toán hằng năm ngay lập tức, tuy nhiên các đơn vị thu nhập cơ sở có thể nằm trong các khoản đầu tư cố định hoặc thay đổi. 

Như vậy, các khoản thanh toán niên kim thu nhập có thể dao động theo thời gian nếu nó được rút từ một khoản đầu tư niên kim có lãi suất thay đổi. 

Niên kim thu nhập còn được gọi là niên kim tức thời, đơn bảo hiểm niên kim tức thời (SPIA) hoặc niên kim thanh toán tức thời, thường được mua bằng một khoản thanh toán một lần (phí bảo hiểm) bởi các nhà đầu tư cá nhân đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu. 

Loại niên kim này tương phản với các niên kim trả sau (deferred annuities) sẽ bắt đầu thanh toán các khoản thu nhập hằng năm nhiều năm sau đó. 

Đặc điểm Niên kim thu nhập 

Các nhà đầu tư tìm kiếm các niên kim thu nhập nên có một bức tranh rõ ràng về khoản thu nhập mà họ sẽ được nhận và trong thời gian bao lâu. Hầu hết các niên kim đều phải trả cho đến khi chủ niên kim qua đời, và một số khác sẽ phải trả cho đến khi người phối ngẫu của chủ niên kim qua đời.

Tiền lãi mà người mua niên kim nhận được từ niên kim thu nhập của họ dựa trên thời gian họ sống, tuổi thọ của họ cao hơn sẽ đồng nghĩa với nhiều khoản thanh toán hơn và mức lợi nhuận tốt hơn. 

Thanh toán có thể bắt đầu ngay một tháng sau khi hợp đồng được kí kết và khoản thanh toán phí bảo hiểm được thực hiện. Các khoản thanh toán niên kim thu nhập có thể là hàng tháng, hàng quí, nửa năm hoặc hàng năm. Nhiều loại niên kim thu nhập có cung cấp một khoản trợ cấp tử vong.   

Nếu lựa chọn hoàn trả tiền, người thụ hưởng được chủ niên kim chỉ định trước khi người đó qua đời và vẫn chưa nhận đủ khoản thanh toán định kì sao cho đủ phí bảo hiểm ban đầu, sẽ nhận được số tiền thanh toán còn lại. 

Như vậy, tuổi, tuổi thọ dự kiến và sức khỏe của chủ niên kim có liên quan đến việc quyết định sự phù hợp của một niên kim. Niên kim thu nhập có thể được mua với giá chỉ vài nghìn USD. 

Với niên kim thu nhập có giá trị đáng kể hơn có thể sẽ đi kèm với những yêu cầu kiểm tra đặc biệt hơn. Tuy nhiên, một số niên kim thu nhập cũng có thể được hoãn lại để xây dựng đủ nguồn tiền để phân phối thu nhập sau này trong vòng đời niên kim.   

Chức năng của Niên kim thu nhập 

Chiến lược đằng sau đầu tư vào niên kim thu nhập là tạo ra một dòng thu nhập ổn định cho một người đã nghỉ hưu có thời gian sống còn lại giới hạn. Trong thực tế, niên kim tức thời hay niên kim thu nhập có thể hoạt động như bảo hiểm nhân thọ. 

Lí tưởng nhất là các khoản thanh toán được tài trợ bởi một niên kim thu nhập sẽ thay thế các khoản thanh toán tiền lương cho người về hưu đến khi họ qua đời.   

Một chiến lược khác sử dụng niên kim thu nhập là sử dụng chúng để cung cấp thu nhập nhằm trang trải các chi phí cho người đã nghỉ hưu như chi phí thuê nhà hoặc thế chấp, các khoản phí sinh hoạt và bảo hiểm hoặc cung cấp tiền cho bất kì nhu cầu thanh toán định kì nào khác.   

Nhược điểm của niên kim thu nhập là một khi chúng đã được bắt đầu phân phối, chúng không thể được khôi phục hay dừng lại. Ngoài ra, các khoản thanh toán cho niên kim thu nhập có thể sẽ bị cố định và không được điều chỉnh cho tỉ lệ lạm phát, và do đó bị giữ nguyên suốt vòng đời niên kim. 

Như vậy, sức mua của mỗi khoản thanh toán sẽ giảm theo thời gian khi lạm phát tăng lên.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.