|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nhượng quyền sản phẩm và tên thương mại (Product/Trade name Franchising) là gì?

18:42 | 19/09/2019
Chia sẻ
Nhượng quyền sản phẩm và tên thương mại (tiếng Anh: Product/Trade name Franchising) là hình thức nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền sở hữu quyền đối với một cái tên hoặc một nhãn hiệu thương mại và bán quyền đó cho bên nhận quyền.
C6130632-793C-4915-BA6C-5493A0ABE803

Hình minh họa. Nguồn: Haiku Deck

Nhượng quyền sản phẩm và tên thương mại

Khái niệm

Nhượng quyền sản phẩm và tên thương mại trong tiếng Anh là Product and Trade name Franchising.

Đây được coi là hình thức đơn giản nhất của nhượng quyền thương mại, trong đó bên nhượng quyền sở hữu quyền đối với một cái tên hoặc một nhãn hiệu thương mại và bán quyền đó cho bên nhận quyền. 

Bên nhận quyền thường là nhà phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ đối với một loại sản phẩm nhất định trong một phạm vi lãnh thổ nào đó và gắn liền với nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Nói cách khác, bên nhượng quyền sử dụng các nhà phân phối độc lập (các bên nhận quyền) để bán và tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của họ trên thị trường. 

Đặc điểm của nhượng quyền sản phẩm và tên thương mại

Đối với hình thức nhượng quyền này, bên nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu (trade mark), thương hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. 

Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền và sự liên kết giữa các bên nhận quyền với nhau chủ yếu ở khâu bán. Đây là hình thức có thể dễ dàng bắt đầu và phát triển bởi nó đòi hỏi ít thời gian và tiền của.

Tuy nhiên, hình thức này không có nhiều tác dụng trong việc phát triển hình ảnh kinh doanh của doanh nghiệp và nó ít tạo ra các công cụ sắc bén để có thể tồn tại lâu dài trong thế giới cạnh tranh. 

Chính vì vậy, hình thức này thích hợp với những sản phẩm hữu hình có qui trình sản xuất đơn giản hoặc đã được tiêu chuẩn hóa, nhưng lại không phù hợp với kinh doanh dịch vụ hoặc các sản phẩm được sản xuất ngay tại nơi tiêu dùng. 

Điều này có nghĩa là bên nhận quyền sẽ quản lí điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi những qui định từ phía chủ thương hiệu. Bên nhận quyền trong trường hợp này thậm chí có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. 

Hình thức nhượng quyền này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều đến việc phân phối sản phẩm của mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngay hay tiêu chuẩn hình thức của cửa hàng nhượng quyền. 

Do đó, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối.

(Theo Giáo trình Kinh doanh thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Lam Anh

[LIVE] ĐHĐCĐ DIG: Chủ tịch cho biết đang xin làm hai thành phố y tế, nghỉ dưỡng ở Vũng Tàu, Thanh Hóa
Tính đến 16h32p, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của DIG có sự tham dự của 2.101 cổ đông (trực tiếp, trực tuyến và ủy quyền), đại diện hơn 306 triệu cổ phần, tương đương 50,24% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.