|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các khách sạn lớn quyết trụ lại Nga tới cùng giữa thời điểm hàng loạt doanh nghiệp 'rủ nhau' rời khỏi quốc gia này

10:14 | 15/03/2022
Chia sẻ
Nhiều thương hiệu khách sạn lớn trên thế giới quyết tâm không rời bỏ Nga dù các đồng nghiệp trong những lĩnh vực khác đã lần lượt tháo chạy khỏi thị trường này.

Rất nhiều công ty có trụ sở tại Mỹ đã đưa ra các quyết định rời bỏ Nga sau khi Mỹ, Anh và các nước phương Tây đồng loạt đưa ra những lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, vẫn còn đó những ngoại lệ, điển hình là các chuỗi khách sạn, theo New York Post.

Một số chuỗi khách sạn nổi tiếng - bao gồm cả những chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới, Marriott International và Hilton - đã đóng cửa văn phòng công ty của họ ở Moscow cũng như đình chỉ hoạt động đầu tư và phát triển khách sạn mới ở Nga, theo các thông báo được đưa ra trong tuần trước.

Các khách sạn lớn quyết trụ lại Nga tới cùng giữa thời điểm hàng loạt doanh nghiệp 'rủ nhau' rời khỏi quốc gia này - Ảnh 1.

Các khách sạn như Marriott sẽ trụ lại Nga. (Ảnh: NY Post).

Tuy nhiên, quyết định này không bao gồm việc đóng cửa tài sản hoặc xóa thương hiệu khỏi các khách sạn hiện hữu ở xứ bạch dương, nơi chủ yếu được khai thác theo hình thức nhượng quyền thương hiệu.

Các chuyên gia trong ngành cho biết điều đó có thể sớm thay đổi trong bối cảnh dư luận phản ứng dữ dội đối với các tập đoàn phương Tây tiếp tục kinh doanh ở Nga.

"Với mức độ phản ứng của dư luận hiện tại, tôi sẽ không ngạc nhiên khi chủ sở hữu các khách sạn đưa ra quyết định loại bỏ thương hiệu khỏi các khách sạn hiện hữu", Andrew Sangster, giám đốc biên tập của tạp chí chuyên ngành Hotel Analyst có trụ sở tại Anh chia sẻ trên New York Post.

Các chuyên gia cho biết, nếu các thương hiệu thu hút được cổ phần ở Nga, chủ sở hữu của các khách sạn độc lập sẽ không bị buộc phải trả phí nhượng quyền cho một công ty đã chặn quyền truy cập vào hệ thống đặt phòng và thương hiệu của họ.

Bethesda, một thành viên của Marriott có trụ sở tại Maryland, hiện điều hành khách sạn Ritz Carlton ở Moscow cùng với 27 khách sạn khác trong nước, có sự hiện diện rất nhỏ tại Nga. Tương tự là Hilton, đơn vị đang điều hành khoảng 26 khách sạn. Ngoài ra, Accor - chủ sở hữu của 50 thương hiệu khách sạn bao gồm Novotel và Sofitel – cũng đang điều hành 50 khách sạn ở Nga, theo báo cáo của Skift.

Các chuyên gia cho biết mức độ rủi ro tài chính của các công ty này ở Nga là rất ít. Chi phí thất thoát chủ yếu đến từ danh tiếng.

Một nguồn tin trong ngành khách sạn cho biết: "Các thương hiệu khách sạn vẫn có khả năng bị nhòm ngó trên mạng xã hội" khi các công ty lớn như McDonald's, Starbucks và Coca Cola đã đóng cửa hoạt động tại Nga.

"Các khách sạn của chúng tôi ở Nga thuộc sở hữu của các bên thứ ba và chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá khả năng mở cửa của những khách sạn này", người đại diện của thương hiệu Marriott cho biết.

Về phần mình, Hilton cũng tiết lộ sẽ đóng cửa văn phòng công ty và tạm ngừng phát triển các khách sạn mới ở Nga. "Chúng tôi sẽ quyên góp bất kỳ khoản lợi nhuận nào của Hilton từ các hoạt động kinh doanh ở Nga cho các nỗ lực cứu trợ nhân đạo tại Ukraine", theo tuyên bố của Hilton.

Trong khi đó, Hyatt cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá các hoạt động của khách sạn ở Nga, đồng thời tuân thủ các lệnh trừng phạt hiện hành và chỉ thị của chính phủ Mỹ vì chúng tôi hy vọng có giải pháp cho cuộc khủng hoảng này".

"Chúng tôi hiểu rằng nhiều người ở Nga cũng phải đối mặt với những thách thức và không chắc chắn về tương lai của họ. Vì vậy, chúng tôi đang xác định cách tốt nhất để hỗ trợ và chăm sóc các đồng nghiệp trong ngành khách sạn của chúng tôi cũng như khách hàng tại Nga", người đại diện Hyatt nói thêm.

Một ngoại lệ cho câu hỏi hóc búa về lĩnh vực khách sạn là Radisson, thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc thông qua Jin Jiang International, một công ty khách sạn thuộc sở hữu nhà nước. Thương hiệu lâu đời từ Minnetonka, Minnesota, đã được Jing Jiang mua lại vào năm 2018. Radisson là chủ khách sạn lớn nhất ở Nga tính theo số phòng, theo Sangster.

Quốc Anh

Thủ tướng yêu cầu tiết kiệm chi để đầu tư phát triển
Các bộ ngành, địa phương phải nâng kỷ cương ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, an sinh, theo Thủ tướng.