|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Nguồn lao động đô thị (Urban Labour Resoures) là gì?

14:56 | 22/11/2019
Chia sẻ
Nguồn lao động đô thị (tiếng Anh: Urban Labour Resoures) được hiểu là bộ phận dân số đô thị có khả năng lao động.
af166e4abc925ac992ebe9c4520de548

Nguồn lao động đô thị (Urban Labour Resoures) (Nguồn: Human Resources Online)

Nguồn lao động đô thị (Urban Labour Resoures)

Nguồn lao động đô thị - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Labour Resoures.

Nguồn lao động đô thị có thể được hiểu trên 2 phương diện như sau:

1. Nguồn lao động đô thị là một bộ phận của dân số đô thị bao gồm những người trong tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi thực tế tham gia lao động. Nguồn lao động này được xác định trên cơ sở dân số thường trú, vì vậy có thể gọi đây là nguồn lao động thường trú.

2. Nguồn lao động đô thị là tất cả những người có khả năng lao động đang tham gia hoặc có khả năng tham gia lao động trên địa bàn đô thị. Theo cách hiểu này, nguồn lao động đô thị bao gồm cả những người từ địa phương khác nhau đến đô thị để tìm kiếm việc làm. 

Nguồn lao động này được xác định trên cơ sở dân số hiện có, nên được gọi là nguồn lao động hiện có.

Thống kê nguồn lao động đô thị

Số liệu thống kê nguồn lao động đô thị có thể do phòng thống kê quận, cục thống kê thành phố, sở lao động thành phố cung cấp. 

Những số liệu thống kê cần thiết cho phân tích thực trạng lao động của một đô thị gồm: Tổng số các nguồn lao động vào các thời điểm của năm phân theo các tiêu thức, số người đến tuổi lao động, số người bị chết trong năm do các nguyên nhân, số người chuyển đi thành phố khác, số người chuyển đến.

Những chỉ tiêu thống kê cần tính toán để phản ánh thực trạng lao động bao gồm: tỉ trọng lao động nam, nữ theo từng nhóm tuổi, theo từng ngành nghề, hệ số tăng chung, tăng tự nhiên, tăng cơ học. 

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động đô thị

- Sinh đẻ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

- Dinh dưỡng, vệ sinh môi trường.

- Giáo dục và đào tạo.

- Văn hóa truyền thống dân tộc, mối quan hệ xã hội và gia đình.

- Việc làm và thu nhập.

- Sự phát triển kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội.

Mức tăng cơ học của dân số đô thị trong một thời kì cũng làm cho cung nguồn lao động đô thị tăng, kích thích sản xuất phát triển. 

Tuy nhiên vấn đề xã hội, môi trường, cung cấp dịch vụ trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, việc lựa chọn chính sách phù hợp là vấn đề cần nghiên cứu cẩn thận và là nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lí nguồn lao động đô thị. (Theo Giáo trình Quản lí đô thị, NXB Thống kê)

Khai Hoan Chu