|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mục tiêu lạm phát (Inflation Targeting) là gì? Ưu và nhược điểm của Mục tiêu lạm phát

13:35 | 10/06/2020
Chia sẻ
Mục tiêu lạm phát (tiếng Anh: Inflation Targeting) là một chính sách của các ngân hàng trung ương, xoay quanh việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để đạt được tỉ lệ lạm phát hàng năm mục tiêu.
Mục tiêu lạm phát (Inflation Targeting) là gì? Ưu và nhược điểm của Mục tiêu lạm phát  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Mục tiêu lạm phát

Khái niệm

Mục tiêu lạm phát hoặc nhắm mục tiêu lạm phát trong tiếng Anh là Inflation Targeting.

Mục tiêu lạm phát là một chính sách của các ngân hàng trung ương, xoay quanh việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để đạt được tỉ lệ lạm phát hàng năm mục tiêu. 

Nguyên tắc mục tiêu lạm phát dựa trên niềm tin rằng tăng trưởng kinh tế dài hạn đạt được tốt nhất bằng cách duy trì sự ổn định giá cả, và sự ổn định giá cả có thể đạt được bằng cách kiểm soát lạm phát. 

Đặc điểm Mục tiêu lạm phát

Chiến lược mục tiêu lạm phát xem mục tiêu chính của ngân hàng trung ương là duy trì sự ổn định giá cả. Tất cả các công cụ của chính sách tiền tệ mà một ngân hàng trung ương có, bao gồm các hoạt động thị trường mở và cho vay chiết khấu, có thể được sử dụng trong một chiến lược nhắm mục tiêu lạm phát nói chung. 

Mục tiêu lạm phát có thể trái ngược với chiến lược của các ngân hàng trung ương nhắm vào các yếu tố khác để làm mục tiêu hiệu quả kinh tế chính của họ, chẳng hạn như mục tiêu tỉ giá hối đoái, mục tiêu tỉ lệ thất nghiệp hoặc tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa.       

Lãi suất là một mục tiêu trung gian mà các ngân hàng trung ương sử dụng trong chiến lược nhắm mục tiêu lạm phát. Ngân hàng trung ương sẽ hạ hoặc tăng lãi suất khi họ cho rằng lạm phát đang ở dưới hoặc trên ngưỡng mục tiêu. 

Tăng lãi suất được cho là làm chậm lạm phát và do đó làm chậm tăng trưởng kinh tế. Giảm lãi suất được cho là thúc đẩy lạm phát và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.   

Điểm chuẩn được sử dụng cho mục tiêu lạm phát thường là chỉ số giá của một giỏ hàng tiêu dùng, chẳng hạn như Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân được sử dụng bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.   

Chính sách mục tiêu lạm phát cũng thiết lập các bước cần thiết để thực hiện, tùy thuộc vào chênh lệch lạm phát thực tế với mục tiêu, như cắt giảm lãi suất cho vay hoặc thêm thanh khoản vào nền kinh tê.  

Ưu và nhược điểm của Mục tiêu lạm phát 

Mục tiêu lạm phát cho phép các ngân hàng trung ương phản ứng với những cú sốc trong nền kinh tế và tập trung vào những vấn đề trong nền kinh tế. 

Lạm phát ổn định làm giảm sự không chắc chắn của nhà đầu tư, cho phép các nhà đầu tư dự đoán những thay đổi về lãi suất và lạm phát kì vọng. Mục tiêu lạm phát nếu được công khai cũng cho phép chính sách tiền tệ trở nên minh bạch hơn.   

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng việc tập trung vào mục tiêu lạm phát để ổn định giá tạo ra bong bóng đầu cơ không bền vững và các biến dạng khác trong nền kinh tế. 

Điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã lây lan mạnh mẽ, ít nhất là cho đến khi lạm phát giảm xuống.

Các nhà phân tích khác tin rằng mục tiêu lạm phát khuyến khích các phản ứng không thỏa đáng đối với các cú sốc về thương mại hoặc cú sốc cung. Họ cho rằng nhắm mục tiêu tỉ giá hối đoái hoặc nhắm mục tiêu GDP danh nghĩa sẽ tạo ra sự ổn định kinh tế hơn     

Mức lạm phát từ 1% đến 2% mỗi năm thường được coi là chấp nhận được, trong khi tỉ lệ lạm phát lớn hơn 3% đại diện cho một khu vực có thể bị mất giá đồng tiền.      

(Theo Investopedia)

Lê Thảo

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.