|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

GDP danh nghĩa (Nominal Gross Domestic Product) là gì? Đặc điểm và so sánh GDP thực

19:39 | 06/05/2020
Chia sẻ
GDP danh nghĩa (tiếng Anh: Nominal Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội GDP được tính theo giá thị trường hiện tại.
GDP danh nghĩa (Nominal Gross Domestic Product) là gì? Đặc điểm và so sánh GDP thực - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Debandje)

GDP danh nghĩa

Khái niệm

GDP danh nghĩa trong tiếng Anh là Nominal Gross Domestic Product, viết tắt là Nominal GDP.

GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội GDP được tính theo giá thị trường hiện tại.

GDP là giá trị tiền tệ của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia. GDP danh nghĩa khác với GDP thực ở chỗ GDP danh nghĩa bao gồm những thay đổi về giá do lạm phát, phản ánh tốc độ tăng giá của một nền kinh tế.

Đặc điểm của GDP danh nghĩa

GDP danh nghĩa là chỉ số đánh giá sản xuất kinh tế trong một nền kinh tế bao gồm giá hiện tại trong tính toán. Nói cách khác, GDP danh nghĩa không loại bỏ lạm phát hoặc tốc độ tăng giá, có thể làm tăng con số tăng trưởng.

Tất cả hàng hóa và dịch vụ được tính trong GDP danh nghĩa được định giá theo giá thị trường được bán vào năm tính toán đó.

Ảnh hưởng của lạm phát đến GDP danh nghĩa

Bởi vì GDP danh nghĩa được tính theo giá hiện tại, nên tăng trưởng GDP danh nghĩa từ năm này sang năm khác có thể phản ánh sự tăng lên trong mức giá, nhưng lại trái ngược với sự tăng trưởng về lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất.

Nếu tất cả mức giá cùng tăng hoặc giảm cùng nhau, được gọi là lạm phát, thì điều này sẽ làm cho GDP danh nghĩa trở nên lớn hơn.

Lạm phát là yếu tố tiêu cực đối với những người tham gia kinh tế vì nó làm giảm sức mua của thu nhập và tiết kiệm, cho cả người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Lạm phát được đo lường phổ biến nhất bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI).

Chỉ số CPI đo lường sự thay đổi giá theo xu hướng của người tiêu dùng hoặc cách mà sự thay đổi giá tác động đến người tiêu dùng.

Chỉ số PPI, mặt khác, đo lường sự thay đổi trung bình của giá bán được trả cho các nhà sản xuất trong nền kinh tế.

Khi mức giá chung của nền kinh tế tăng lên, người tiêu dùng phải chi nhiều hơn để mua cùng một lượng hàng hóa.

Nếu thu nhập cá nhân của cá nhân tăng 10% trong một khoảng thời gian nhất định nhưng lạm phát cũng tăng 10%, thì thu nhập thực tế của cá nhân (hoặc sức mua) không thay đổi.

GDP danh nghĩa so với GDP thực

Tương tự như vậy, nếu chúng ta so sánh tăng trưởng GDP giữa hai thời kì, tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể vượt quá mức tăng trưởng nếu có lạm phát.

Các nhà kinh tế sử dụng giá hàng hóa tại một năm gốc (base year) như một điểm tham chiếu khi so sánh GDP từ năm này sang năm khác. Chênh lệch giá từ năm gốc đến năm hiện tại được gọi là chỉ số giảm phát GDP.

Nếu giá tăng 1% so với năm gốc thì chỉ số giảm phát là: 1 + 1% = 1.01

Nhìn chung, GDP thực tế là thước đo tốt hơn khi so sánh GDP trong nhiều năm.

GDP thực bằng GDP danh nghĩa trừ đi các yếu tố thay đổi giá từ thời kì này sang thời kì khác.

GDP thực được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho chỉ số giảm phát GDP.

Ví dụ: giả sử sản lượng GDP danh nghĩa của năm hiện tại là $2.000.000, trong khi công cụ giảm phát GDP cho thấy giá tăng 1% kể từ năm gốc. GDP thực sẽ được tính là:

GDP thực = $2.000.000 / 1.01 = $1.980.198

Một trong những hạn chế của việc sử dụng GDP danh nghĩa là khi một nền kinh tế bị sa lầy trong suy thoái hoặc thời kì tăng trưởng GDP âm.

Tăng trưởng GDP danh nghĩa âm có thể là do giá giảm, được gọi là giảm phát. Nếu giá giảm với tốc độ lớn hơn mức tăng trưởng sản xuất, GDP danh nghĩa có thể phản ánh tốc độ tăng trưởng âm trong toàn bộ nền kinh tế.

GDP danh nghĩa âm sẽ báo hiệu sự suy thoái kinh tế, nhưng thực tế thì mức tăng trưởng sản xuất lại dương.

(Theo Investopedia)

Minh Hằng

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.