|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lạm phát toàn phần (Headline Inflation) là gì? Lạm phát toàn phần và Lạm phát cơ bản

09:15 | 17/02/2020
Chia sẻ
Lạm phát toàn phần (tiếng Anh: Headline Inflation) là giá trị lạm phát thô được báo cáo thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được Cục Thống kê công bố hàng tháng.
Lạm phát toàn phần (Headline Inflation) là gì? Lạm phát toàn phần và Lạm phát cơ bản  - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Bworldonline.com

Lạm phát toàn phần

Khái niệm

Lạm phát toàn phần hay còn gọi là lạm phát chung trong tiếng Anh là Headline Inflation.

Lạm phát toàn phần là giá trị lạm phát thô được báo cáo thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được Cục Thống kê công bố hàng tháng. 

CPI tính toán chi phí để mua một giỏ hàng hóa cố định là một công cụ xác định mức độ lạm phát đang xảy ra trong nền kinh tế. CPI sử dụng năm cơ sở và chiết khấu giá năm hiện tại về giá trị năm cơ sở. 

Đặc điểm Lạm phát toàn phần

Lạm phát toàn phần bao gồm tất cả các khía cạnh lạm phát của một nền kinh tế và không được điều chỉnh để loại bỏ các số liệu có độ biến động cao. 

Giá trị lạm phát toàn phần bao gồm cả những khía cạnh kinh tế biến đổi bất kể điều kiện kinh tế như thế nào. Lạm phát toàn phần thường liên quan trực tiếp đến các thay đổi trong chi phí sinh hoạt, cung cấp nhiều thông tin cho người tiêu dùng trong thị trường.   

Lạm phát toàn phần không được điều chỉnh theo tính mùa vụ (seasonality) hay các yếu tố thường biến động trong giá cả lương thực và năng lượng, những yếu tố này đều được loại bỏ trong lạm phát cơ bản hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản.

Lạm phát toàn phần dựa trên cơ sở theo năm, có nghĩa là nếu tỉ lệ lạm phát hàng tháng 4% lặp lại trong 12 tháng thì lạm phát trong năm là 4%. Việc so sánh lạm phát toàn phần thường được thực hiện trên cơ sở hàng năm.   

Tác động tiêu cực của gia tăng lạm phát

Lạm phát là mối đe dọa đối với các nhà đầu tư dài hạn vì nó làm xói mòn giá trị của đồng tiền trong tương lai và kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế và có thể làm tăng lãi suất hiện hành. 

lạm phát toàn phần nhận được nhiều sự quan tâm nhất trên các phương tiện truyền thông, lạm phát cơ bản thường được coi là thước đo có giá trị hơn. 

Giá trị lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản được theo dõi bởi các nhà đầu tư và cũng được sử dụng bởi các nhà kinh tế và ngân hàng trung ương để đưa ra các dự báo tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ.   

Lạm phát toàn phần và Lạm phát cơ bản 

Lạm phát cơ bản loại bỏ các thành phần CPI có biến động lớn theo tháng do chúng có thể gây ra sự biến dạng không mong muốn như trong kết quả của lạm phát toàn phần

Các yếu tố thường bị loại bỏ nhất là những yếu tố liên quan đến chi phí lương thực - thực phẩm và năng lượng. 

- Giá lương thực có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài các yếu tố kinh tế như những thay đổi trong môi trường gây ra các vấn đề về sự tăng trưởng của các cây trồng. 

- Các chi phí năng lượng như trong sản xuất dầu, có thể bị ảnh hưởng bởi các lực lượng bên ngoài lực lượng cung và cầu truyền thống chẳng hạn như các bất đồng về quan điểm chính trị.    

(Theo Investopedia)

Lê Thảo