|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mức chiết khấu (Discount Margin - DM) trong giao dịch kí quĩ chứng khoán là gì? Công thức tính

15:24 | 19/04/2020
Chia sẻ
Mức chiết khấu (tiếng Anh: Discount Margin - DM) trong giao dịch kí quĩ chứng khoán là mức lợi nhuận kì vọng trung bình của chứng khoán có lãi suất thả nổi (thường là trái phiếu) vượt trội hơn các điểm chuẩn của chứng khoán.
Mức chiết khấu (Discount Margin - DM) trong giao dịch kí quĩ chứng khoán là gì? Công thức tính - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Mức chiết khấu

Khái niệm

Mức chiết khấu trong tiếng Anh là Discount Margin - DM.

Mức chiết khấu (DM) trong giao dịch kí quĩ chứng khoán, là mức lợi nhuận kì vọng trung bình của chứng khoán có lãi suất thả nổi (thường là trái phiếu) vượt trội hơn các chỉ số cơ bản, hoặc tỉ lệ tham chiếu của chứng khoán. 

Qui mô mức chiết khấu phụ thuộc vào giá của chứng khoán lãi suất thả nổi hay lãi suất biến đổi. 

Lợi nhuận hoàn vốn của chứng khoán lãi suất thả nổi thay đổi theo thời gian, do đó, mức chiết khấu là mức ước tính lợi nhuận chứng khoán trong khoảng thời gian từ lúc phát hành đến khi đáo hạn.     

Mức chiết khấu cũng có thể được hiểu là mức chênh lệch của lợi suất trái phiếu so với tỉ lệ tham chiếu.       

Đặc điểm Mức chiết khấu trong giao dịch kí quĩ chứng khoán 

Trái phiếu và các loại chứng khoán có lãi suất thả nổi khác, thường được định giá gần bằng với mệnh giá của chúng. 

Điều này là do lãi suất (hoặc lãi suất coupon) trên trái phiếu có lãi suất thả nổi được điều chỉnh theo lãi suất hiện tại, dựa trên những thay đổi trong tỉ lệ tham chiếu của trái phiếu.

Sự khác nhau giữa lợi suất trái phiếu và lợi suất điểm chuẩn được gọi là chênh lệch lợi suất. Các điểm chuẩn được định giá khác nhau sẽ có các cách tính chênh lệch lợi suất khác nhau.   

Mức chiết khấu là một trong những đại lượng tính chênh lệch lợi suất phổ biến nhất. Nó ước tính mức chênh lệch lợi suất chứng khoán lãi suất thả nổi, với chỉ số tham chiếu theo giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền dự kiến trong tương lai. 

Ứng dụng của Mức chiết khấu

Có ba tình huống cơ bản liên quan đến việc sử dụng mức chiết khấu:   

 - Nếu giá của chứng khoán lãi suất thả nổi bằng mệnh giá, mức chiết khấu của nhà đầu tư sẽ bằng với mức thiết lập ban đầu (Reset margin). 

 - Do xu hướng giá trái phiếu sẽ hội tụ khi càng gần đến kì đáo hạn, nhà đầu tư có thể kiếm phần lợi nhuận hoàn vốn vượt quá mức thiết lập ban đầu, trong trường hợp trái phiếu lãi suất thả nổi được đang ở dưới mức giá thị trường. 

Mức tỉ lệ lợi nhuận bổ sung cộng với mức thiết lập ban đầu sẽ bằng với mức chiết khấu. 

 - Nếu trái phiếu lãi suất thả nổi được định giá trên mệnh giá, mức chiết khấu sẽ bằng tỉ lệ tham chiếu trừ đi thu nhập giảm xuống. 

Công thức tính Mức chiết khấu 

Công thức mức chiết khấu trong giao dịch kí quĩ chứng khoán là một phương trình phức tạp có tính đến giá trị thời gian của tiền, và thường cần sử dụng máy tính hay phần mềm tài chính để tính toán một cách chính xác. 

Có 7 biến liên quan đến công thức tính là:

 - P là giá của trái phiếu lãi suất thả nổi cộng với tất cả các khoản lãi tích lũy. 

 - c (i) là dòng tiền nhận được vào cuối khoảng thời gian i (kì cuối cùng là kì thứ n, phải trả số tiền gốc). 

 - I (i) là giá trị lợi suất của chỉ số điểm chuẩn giả định tại thời gian i.

 - I (1) là mức giá trị lợi suất của chỉ số điểm chuẩn hiện tại. 

 - d (i) là số ngày thực tế từ khi bắt đầu cho đến thời gian i, giả sử với qui ước là 360 ngày. 

 - d (s) là số ngày từ khi bắt đầu cho đến ngày thanh toán cuối cùng. 

 - DM là mức chiết khấu, biến số cần tìm. 

Tất cả các khoản thanh toán coupon đều là không xác định trước được ngoại trừ lần thanh toán đầu tiên, phải được ước tính để tính mức chiết khấu

Công thức tính mức chiết khấu (DM) dựa trên công thức tính giá hiện hành P như sau:

Mức chiết khấu (Discount Margin - DM) trong giao dịch kí quĩ chứng khoán là gì? Công thức tính - Ảnh 2.

Công thức tính tất cả các kì thanh toán từ thời gian bắt đầu đến khi trái phiếu đáo hạn.   

(Theo Investopedia)

 

Lê Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.