|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mua sắm (Procurement) là gì? Mua sắm trong dự án đầu tư

11:36 | 12/10/2019
Chia sẻ
Mua sắm (tiếng Anh: Procurement) là hoạt động diễn ra hàng ngày hàng giờ của các cá nhân và tổ chức trong một nền kinh tế.
apples-to-apples-making-cost-benefit-comparisons-in-climate-policy

Mua sắm (Procurement) (Nguồn: Youtube)

Mua sắm (Procurement)

Mua sắm - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Procurement.

Mua sắm là hoạt động diễn ra hàng ngày hàng giờ của các cá nhân và tổ chức trong một nền kinh tế. Đó là việc một cá nhân hoặc một tổ chức trả tiền để được sở hữu, sử dụng các sản phẩm vô hình hay hữu hình do các cá nhân hoặc tổ chức khác cung cấp trên cơ sở cam kết hoặc bằng lời hoặc bằng giấy tờ giữa hai bên. (Theo Encyclopedia Britannica)

Mua sắm trong dự án đầu tư

Xét trên góc độ nguồn gốc sở hữu khoản tiền dành cho hoạt động mua sắm, hoạt động mua sắm trong một nền kinh tế được chia thành hai loại, đó là mua sắm của khu vực tư nhân và mua sắm của khu vực nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ có mua sắm của khu vực nhà nước mới chịu sự quản lí của hệ thống pháp luật vì hoạt động này sử dụng một lượng vốn lớn từ ngân sách nhà nước, từ các khoản tiène do nhà nước quản lí và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

Mua sắm của khu vực nhà nước cũng trở thành mối quan tâm lớn của chính phủ các quốc gia cũng như các tổ chức tài chính khu vực và thế giới. Nhiều quốc gia đang có hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động mua sắm của chính phủ.

Quá trình mua sắm được tính từ thời điểm hình thành nhu cầu mua sắm cho đến khi sản phẩm mua sắm được bàn giao hoàn toàn cho bên mua. Sản phẩm bao gồm hai nhóm, sản phẩm đã có sẵn trên thị trường và sản phẩm chỉ hình thành sau khi bên mua lựa chọn được một bên bán cụ thể.

Mua sắm sử dụng nguồn tiền do nhà nước quản lí được thực hiện với hai mục đích: thứ nhất, để duy trì sự hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước các cấp, của các tổ chức chính trị, xã hội và của các doanh nghiệp nhà nước.

Mua sắm với mục đích thứ hai vì các lí do sau: thứ nhất, dự án đầu tư thường có nhiều nhu cầu mua sắm khác nhau về qui mô và đặc điểm song lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau nhằm đạt được mục đích của dự án. Vì vậy việc thực hiện mua sắm không thể tùy tiện thay đổi về thời gian, nội dung hay qui mô.

Thứ hai là quá trình mua sắm trong dự án đầu tư thường diễn ra trong khoảng thời gian dài, điều này khiến các bên tham gia phải quan tâm đến biện pháp phòng ngừa rủi ro. Còn với mua sắm thường xuyên, thời gian thực hiện chỉ trong vòng một năm, mức độ rủi ro vì thế cũng giảm thiểu.

Thứ ba, các khoản mua sắm trong dự án đầu tư đôi khi có qui mô rất lớn, có tính chất kĩ thuật rất phức tạp và có tác động lớn tới nền kinh tế, xã hội và môi trường. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khai Hoan Chu