|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình Bắc Âu (Nordic Model) là gì? Các khía cạnh cốt lõi của mô hình Bắc Âu

14:15 | 07/11/2019
Chia sẻ
Mô hình Bắc Âu (tiếng Anh: Nordic Model) có các khía cạnh đặc trưng là cung cấp dịch vụ xã hội công cộng, đầu tư vào các dịch vụ liên quan đến vốn nhân lực và mạng lưới an toàn xã hội mạnh mẽ.
EU_flaggan_och_de_nordiska_landernas_flaggor_1web

Hình minh họa. Nguồn: norwegianamerican.com

Mô hình Bắc Âu

Khái niệm

Mô hình Bắc Âu trong tiếng Anh là Nordic Model; còn được gọi là Mô hình Scandinavia hay Scandinavia Model.

Mô hình Bắc Âu là sự kết hợp của các hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống kinh tế được các nước Bắc Âu áp dụng. Mô hình này kết hợp các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản như nền kinh tế thị trường và hiệu quả kinh tế, với lợi ích xã hội như trợ cấp nhà nước và phân phối thu nhập.

Mô hình Bắc Âu thường dùng khi nói về các quốc gia Scandinavia: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch và Iceland.

Các khía cạnh cốt lõi của mô hình Bắc Âu

Cốt lõi của mô hình Bắc Âu bao gồm: cung cấp dịch vụ xã hội công cộng được tài trợ bởi thuế; đầu tư vào giáo dục, chăm sóc trẻ em và các dịch vụ khác liên quan đến vốn nhân lực; bảo vệ lực lượng lao động thông qua các công đoàn và mạng lưới an toàn xã hội. Không có mức lương tối thiểu vì các công đoàn đảm bảo rằng tiền lương ở mức cao.

Mô hình Bắc Âu nhấn mạnh việc chia sẻ rủi ro trên toàn xã hội và sử dụng mạng lưới an toàn xã hội để giúp người lao động và gia đình thích nghi với những thay đổi trong nền kinh tế chung do gia tăng cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu.

Các nền kinh tế Scandinavia được hưởng lợi từ sự đồng nhất về văn hóa, quyền tự do chính trị và mức độ tham nhũng thấp.

Phần lớn mô hình được xây dựng dựa trên cách các nền văn hóa Bắc Âu đã phát triển qua nhiều thế kỉ. Công dân ở các nước này có mức độ tin tưởng cao đối với chính phủ và truyền thống làm việc cùng nhau để đạt được thỏa hiệp và giải quyết các thách thức xã hội thông qua các qui trình dân chủ. 

Người dân tin rằng cả các tổ chức công cộng và các công ty tư nhân đều nỗ lực chăm lo cho lợi ích công dân thông qua một khế ước xã hội chung chú trọng đến sự công bằng.

Duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội đòi hỏi các nước Bắc Âu phải tập trung và nhấn mạnh sự tham gia của lực lượng lao động. 

Chính phủ các nước Bắc Âu phải tạo ra động lực để công dân của họ tiếp tục làm việc dù có những phúc lợi phúc lợi hào phóng. Tài chính của các chính phủ Bắc Âu thường được coi là mạnh mẽ, với sự tăng trưởng kinh tế ổn định. 

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, vì một số quốc gia Bắc Âu đã phải vật lộn với năng suất thấp và tỉ lệ thất nghiệp cao trong những năm 1990.

Tất cả những phúc lợi trong mô hình Bắc Âu trên đều được chi trả bởi tiền thuế. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), doanh thu thuế tính theo phần trăm GDP từ thuế thu nhập cá nhân và thuế quĩ lương năm 2017 là khoảng 25% ở Đan Mạch, 13% ở Na Uy và 19% ở Thụy Điển. Để so sánh, con số này ở Mỹ là 16,5%.

Theo TradingEconomics.com, năm 2018, Thụy Điển có thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất là 61,85%, ở Đan Mạch là 55,8% và Na Uy là 38,52%.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Gần 30 doanh nghiệp lãi ròng trên nghìn tỷ quý I, một đơn vị bất ngờ lọt top sau chuỗi 16 quý thua lỗ
Bảng xếp hạng lợi nhuận quý I tiếp tục ghi nhận sự xáo trộn lớn khi có đơn vị từng đứng đầu thị trường về lợi nhuận đã rời top lãi nghìn tỷ. Trong khi đó có đơn vị thua lỗ 16 quý liên tiếp lại bất ngờ đứng thứ 6 về lợi nhuận trên thị trường.