|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình cân bằng đối nội - đối ngoại (Internal-external balance model) là gì? Minh họa mô hình

01:39 | 20/10/2019
Chia sẻ
Mô hình cân bằng đối nội - đối ngoại (tiếng Anh: Internal-external balance model) là mô hình lí thuyết tìm cách gắn các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như đạt mức toàn dụng, giá cả ổn định và cân bằng cán cân thanh toán.
Untitled

Hình minh họa

Mô hình cân bằng đối nội - đối ngoại (Internal-external balance model)

Khái niệm

Mô hình cân bằng đối nội - đối ngoại trong tiếng Anh là Internal-external balance model.

Mô hình cân bằng đối nội - đối ngoại (Internal-external balance model) là mô hình lí thuyết tìm cách gắn các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô như đạt mức toàn dụng, giá cả ổn định (cân bằng đối nội) và cân bằng cán cân thanh toán (cân bằng đối ngoại) lại với nhau.

Minh họa mô hình cân bằng đối nội - đối ngoại

Hình a minh họa cho mô hình này.

1

Hình a

Trục hoành của hình a biểu thị tỉ lệ giá quốc tế so với giá trong nước. Tỉ lệ này được gọi là chỉ số khả năng cạnh tranh của một nước với nước ngoài. Càng chuyển lên phía trên của trục tung, xuất khẩu càng lớn và nhập khẩu càng nhỏ.

Trục tung biểu thị mức cầu thực tế trong nước và nó tăng dần từ trái sang phải. Hai đồ thị trong hình vẽ biểu thị cán cân đối ngoại (E) và cán cân đối nội (I). Đường EE có độ dốc dương và điều này hàm ý tỉ lệ giá quốc tế càng bất lợi, thì mức cầu thực tế trong nước càng phải nhỏ để duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán.

Các điểm ở phía trên bên trái đường này biểu thị trạng thái thặng dư cán cân thanh toán, còn các điểm phía dưới bên phải biểu thị tình trạng thâm hụt. Đường DD có độ dốc âm và điều này cho thấy tỉ lệ giá quốc tế càng bất lợi, thì mức cầu thực tế trong nước càng phải cao để duy trì trạng thái toàn dụng. Các điểm ở phía trên bên phải đường này biểu thị tình trạng lạm phát; còn các điểm phái dưới bên trái biểu thị tình trạng thất nghiệp.

2

Hình b

Ở hình b, với một tỉ lệ giá quốc tế so với giá trong nước nhất định P, nhu cầu trong nước phải ở mức X để đảm bảo sự cân bằng đối nội. Nếu điều kiện này không thỏa mãn, tình trạng thất nghiệp và lạm phát sẽ xuất hiện.

3

Hình c

Ở hình c, với nhu cầu trong nước (X) cho trước, tỉ lệ giá quốc tế so với giá trong nước phải ở mức P để đảm bảo sự cân bằng đối ngoại. Nếu tỉ lệ giá quốc tế không đạt được mức này, cán cân thanh toán sẽ thặng dư hoặc thâm hụt.

Trạng thái cân bằng tổng quát

Tại giao điểm (A) của hai đường EE và DD, nền kinh tế trong nước đạt được trạng thái cân bằng tổng quát. Tất cả các điểm khác đều biểu thị bất trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, nền kinh tế trong nước chỉ có thể đạt được mục tiêu cân bằng đối nội và đối ngoại từ một vài điểm mất cân bằng này nếu chính phủ sử dụng một công cụ chính sách duy nhất, đặc biệt những điểm nằm trên đường đứt quãng nằm ngang hoặc thẳng đứng đi qua giao điểm A.

Chẳng hạn, khi nền kinh tế nằm ở các điểm bên phải điểm A của đường nằm ngang, tỉ lệ giá quốc tế so với giá trong nước hoàn toàn phù hợp, nhưng mức cầu thực tế trong nước quá cao, dẫn tới tình trạng lạm phát và thâm hụt các cân thanh toán. Vì vậy, chính phủ chỉ cần cắt giảm tổng cầu là đạt được hai mục tiêu này.

Trong các tình huống được mô tả bằng đường thẳng đứng phía dưới điểm A, mức cầu thực tế trong nước vừa đủ, nhưng mức giá trong nước không có khả năng cạnh tranh, dẫn tới tình trạng thâm hụt các cân thanh toán và thất nghiệp. Bởi vậy, chính phủ chỉ cần phá giá đồng tiền để đạt được cả hai mục tiêu.

Tuy nhiên, đây chỉ là những tình huống đặc biệt. Khi nền kinh tế rơi vào các tình huống khác, cả nhu cầu trong nước và tỉ lệ giá quốc tế đều không thích hợp. Kết quả là, các mục tiêu chính sách xung đột nhau và chính phủ phải phối hợp các biến chính sách khác nhau để chúng có thể đem lại tác dụng mong muốn.

Chẳng hạn trong vùng 1 và 2, các kết hợp khác nhau của chính sách cắt giảm tổng cầu và tăng giá đồng tiền là cần thiết, còn vùng 3 và 4, người ta cần thực hiện các kết hợp khác nhau của chính sách cắt giảm tổng cầu và phá giá đồng tiền. Trong vùng 5 và 6, các kết hợp khác nhau của chính sách kích cầu và phá giá đồng tiền là cần thiết, trong khi vùng 7 và 8, chính phủ phải thực hiện các kết hợp khác nhau của chính sách kích cầu và tăng giá đồng tiền.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

TH