|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Mô hình đánh đổi Williamson (Williamson trade-off model) là gì? Biểu diễn mô hình

01:42 | 20/10/2019
Chia sẻ
Mô hình đánh đổi Williamson (tiếng Anh: Williamson trade-off model) có thể dùng để đánh giá chính sách độc quyền tùy nghi.
Untitled

Hình minh họa

Mô hình đánh đổi Williamson (Williamson trade-off model)

Khái niệm

Mô hình đánh đổi Williamson trong tiếng Anh là Williamson trade-off model.

Mô hình đánh đổi Williamson (Williamson trade-off model) là mô hình do O.Williamson (1932) thiết lập để đánh giá những cái lợi có thể thu được (dưới dạng chi phí thấp hơn) và những cái bất lợi (dưới dạng giá cả cao hơn) từ sự sáp nhập. Mô hình này có thể dùng để đánh giá chính sách độc quyền tùy nghi.

Biểu diễn mô hình đánh đổi Williamson

Capture

Hình trên mô tả một tình huống sáp nhập dự kiến. Sự sáp nhập này có thể tạo ra sức mạnh thị trường trong một thị trường trước đây mang tính cạnh tranh. Trong thị trường chưa có sự sáp nhập, các doanh nghiệp được giả định là sản xuất trên đường có chi phí bình quân giống hệt nhau và không thay đổi, biểu thị bằng AC1. Giá cạnh tranh là OP1, đúng bằng AC1 và đây là trạng thái cân bằng đem lại lợi nhuận bình thường. Mức sản lượng cạnh tranh là OQ1.

Ngược lại, doanh nghiệp sau khi sáp nhập sản xuất trên đường chi phí bình quân không đổi thấp hơn (AC2) và định giá bằng P2, không những vượt quá AC2, mà còn vượt quá cả AC1. Nghĩa là, giá cả cao hơn trường hợp cạnh tranh, mặc dù có sự hiện diện của kinh tế qui mô.

Trong những trường hợp như vậy, rõ ràng cần có sự đánh đổi phúc lợi giữa mức thiệt hại về thặng dư của người tiêu dùng do giá cao hơn (phần diện tích A1) và mối lợi thu được từ tiết kiệm chi phí của người sản xuất (phần diện tích A2). Theo qui tắc đơn giản thì nếu A1 vượt quá A2, người ta không cho phép sáp nhập. Ngược lại, nếu A2 vượt quá A1, người ta cho phép sáp nhập.

Tuy nhiên, việc cho phép trong tình huống thứ hai cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Ban đầu, mọi mối lợi về tiết kiệm chi phí thu được được từ sự hợp nhất đều thuộc về người sản xuất. Để làm lợi cho người tiêu dùng, chúng phải được chuyển cho họ. Nhưng do sự gia tăng sức mạnh độc quyền, không lí do đảm bảo rằng điều này xảy ra.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

TH

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).