|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lợi nhuận thặng dư (Excess Returns) là gì? Ý nghĩa của lợi nhuận thặng dư

10:11 | 11/11/2019
Chia sẻ
Lợi nhuận thặng dư (tiếng Anh: Excess Returns) là lợi nhuận đạt được trên mức và vượt hơn lợi nhuận trung bình toàn ngành.
excessreturn

Hình minh họa (Nguồn: i.investopedia.com)

Lợi nhuận thặng dư (Excess Returns)

Khái niệm

Lợi nhuận thặng dư trong tiếng Anh là Excess Returns.

Lợi nhuận thặng dư là lợi nhuận đạt được trên mức và vượt hơn lợi nhuận trung bình toàn ngành. Lợi nhuận thặng dư sẽ phụ thuộc vào sự so sánh lợi nhuận đầu tư được chỉ định để phân tích. Một số so sánh lợi nhuận cơ bản nhất bao gồm lãi suất phi rủi ro và điểm chuẩn rủi ro với mức độ rủi ro tương tự với khoản đầu tư được phân tích.

Ý nghĩa của lợi nhuận thặng dư

Lợi nhuận thặng dư là một số liệu quan trọng giúp cho nhà đầu tư đánh giá hiệu suất so với các lựa chọn đầu tư khác. Nhìn chung, tất cả các nhà đầu tư đều hi vọng lợi nhuận thặng dư là tích cực vì nó mang lại cho nhà đầu tư nhiều tiền hơn số tiền họ có thể đạt được bằng cách đầu tư vào nơi khác.

Lợi nhuận thặng dư được xác định bằng cách trừ đi lợi nhuận của một khoản đầu tư khỏi tổng tỉ lệ hoàn vốn đạt được trong một khoản đầu tư khác. Khi tính toán lợi nhuận thặng dư, nhiều biện pháp hoàn trả có thể được sử dụng. Một số nhà đầu tư có thể muốn thấy lợi nhuận thặng dư là một khoản chênh lệch trong đầu tư của họ so với lãi suất phi rủi ro.

Ở trường hợp khác, lợi nhuận thặng dư có thể được tính so với điểm chuẩn được so sánh chặt chẽ với các đặc điểm rủi ro và lợi nhuận tương tự. Sử dụng điểm chuẩn được so sánh chặt chẽ là phép tính lợi nhuận dẫn đến số đo lợi nhuận thặng dư được gọi là alpha.

Nói chung, so sánh lợi nhuận có thể mang giá trị dương hoặc âm. Lợi nhuận thặng dư dương cho biết một khoản đầu tư vượt trội hơn so với các khoản đầu tư khác, trong khi sự khác biệt âm về lợi nhuận xảy ra khi một khoản đầu tư mang lại hiệu suất kém. 

Các nhà đầu tư nên nhớ rằng việc so sánh hoàn toàn lợi nhuận đầu tư với điểm chuẩn sẽ mang lại lợi nhuận thặng dư mà không nhất thiết phải xem xét tất cả các chi phí giao dịch tiềm năng của một danh mục so sánh. 

Ví dụ: sử dụng S&P 500 làm điểm chuẩn cho phép tính lợi nhuận thặng dư thì thường không tính đến chi phí thực tế cần thiết để đầu tư vào tất cả 500 cổ phiếu trong chỉ số hoặc chi phí quản lí để đầu tư vào quĩ được quản lí S&P 500.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

TH