|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) là gì?

17:16 | 05/11/2019
Chia sẻ
Lí thuyết trật tự phân hạng (tiếng Anh: Pecking Order Theory) cho rằng các nhà quản lí ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn: đầu tiên là thông qua thu nhập giữ lại của công ty, tiếp theo là nợ và vốn chủ sở hữu là phương án cuối cùng.
Pecking-Order-Theory

Hình minh họa. Nguồn: WallStreetMojo

Lí thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Định nghĩa

Lí thuyết trật tự phân hạng trong tiếng Anh là Pecking Order Theory

Lí thuyết trật tự phân hạng cho rằng các nhà quản lí ưu tiên tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng ba nguồn: đầu tiên là thông qua thu nhập giữ lại của công ty, tiếp theo là nợ và chọn tài trợ bằng vốn chủ sở hữu là phương án cuối cùng.

Nội dung

Lí thuyết trật tự phân hạng hay còn gọi là lí thuyết thứ tự tăng vốn bắt đầu với thông tin bất cân xứng - một cụm từ để chỉ ra rằng các giám đốc biết nhiều về các tiềm năng, rủi ro và các giá trị của doanh nghiệp mình hơn là các nhà đầu tư bên ngoài.

- Thông tin bất cân xứng tác động đến lựa chọn giữa tài trợ từ nội bộ và tài trợ từ bên ngoài, giữa phát hành mới chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. 

- Điều này sẽ đưa đến một trật tự phân hạng, theo đó các dự án đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận để tái đầu tư, rồi mới đến phát hành nợ mới và cuối cùng bằng phát hành vốn cổ phần mới.

- Lí thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp thường vay nợ nhiều hơn. 

Không phải vì họ có các tỉ lệ nợ mục tiêu cao hơn mà vì họ cần nhiều tài trợ từ bên ngoài hơn. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ vì họ không có các nguồn vốn nội bộ đã cho việc đầu tư vốn và vì tài trợ nợ đứng đầu trong một trật tự phân hạng của tài trợ từ bên ngoài.

- Trong lí thuyết trật tự phân hạng, sự hấp dẫn của tấm chắn thuế từ vay nợ được coi là tác động hạng các tỉ lệ nợ thay đổi khi có bất cân đối của dòng tiền nội bộ, và các cơ hội đầu tư thực sự. Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng đạt tỉ lệ nợ thấp.

- Các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư lớn hơn các nguồn vốn phát sinh nội bộ buộc phải vay nợ nhiều hơn

Kết luận

- Rõ ràng lí thuyết trật tự phân hạng không đúng hết với mọi doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp tài trợ thông qua việc phát hành cổ phần thường một cách dễ dàng.

- Nhưng lí thuyết trật tự phân hạng đã giải thích được tại sao hầu hết tài trợ từ bên ngoài là nợ vay và tại sao các thay đổi trong tỉ lệ nợ thường theo sau các nhu cầu tài trợ từ bên ngoài.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính; What is the Pecking Order Theory? - CFI)

Minh Lan