|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết quyền lực quản lí (Managerial Power Theory) là gì?

14:32 | 31/12/2019
Chia sẻ
Lí thuyết quyền lực quản lí (tiếng Anh: Managerial Power Theory) cho rằng tiền lương nhân viên quản lí cấp cao không tương quan với hiệu suất. Nói cách khác, người có thu nhập cao chưa chắc đã là người có thành tích cao.
Lí thuyết quyền lực quản lí (Managerial Power Theory) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa

Lí thuyết quyền lực quản lí

Khái niệm

Lí thuyết quyền lực quản lí trong tiếng Anh là Managerial Power Theory.

Lí thuyết quyền lực quản lí cho rằng khoản tiền lương thưởng trả cho nhân viên quản lí cấp cao thường là quá cao khi so sánh với một hợp đồng lương thưởng đạt hiệu quả kinh tế giả định. 

Lí thuyết này cho rằng tiền lương nhân viên quản lí cấp cao không tương quan với hiệu suất. Nói cách khác, người có thu nhập cao chưa chắc đã là người có thành tích cao.

Nội dung chính của lí thuyết quyền lực quản lí

Trong một thị trường lao động hoàn hảo, người sử dụng lao động và nhân viên tương lai gặp nhau để đàm phán lao động để đổi lấy tiền công. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có nghĩa là mỗi bên đều có thông tin tương đương nhau và đủ để đưa ra quyết định hiệu quả, và quyền thương lượng của mỗi bên là như nhau. 

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ trả số tiền công cao nhất tương ứng với số tiền thấp nhất mà một nhân viên triển vọng sẵn lòng nhận để đổi lấy lao động của anh ta/cô ta.

Lí thuyết quyền lực quản lí cho rằng nhân viên cấp cao có khả năng thiết lập quyền thương lượng có lợi cho họ, điều này tạo ra sự thiếu hiệu quả của thị trường, dẫn đến tiền công cao quá mức không tương xứng với hiệu suất. 

Lập luận chung của lí thuyết này gồm có hai điểm. Đầu tiên, các nhân viên quản lí cấp cao có một số mức độ ảnh hưởng đến hội đồng quản trị. Trong khi đó, hội đồng quản trị lại quyết định lương của họ. Thứ hai, nhân viên quản lí cấp cao của công ty có thể lợi dụng quyền lực của họ đối với hội đồng quản trị để có khoản lương thưởng cao hơn mức xứng đáng.

Ba yếu tố hỗ trợ quan điểm của lí thuyết quyền lực quản lí

Bản chất của việc bầu hội đồng quản trị: Cách thức lựa chọn thành viên hội đồng quản trị mang lại cho cấp quản lí một mức độ kiểm soát. Cổ đông thường không có quyền lựa chọn trong các cuộc bầu cử hội đồng quan trị thông thường - số lượng ứng cử viên bằng với số lượng vị trí mở - và họ không thay đổi qui trình này vì nó sẽ rất tốn kém. Các nhà quản lí có thể kiểm soát việc bầu cử hội đồng quản trị bằng cách gây ảnh hưởng đến việc đề cử các ứng viên.

Sự nhân nhượng của thành viên hội đồng quản trị: Kết quả của cuộc bầu cử giám đốc thường tạo ra một hội đồng quản trị có khuynh hướng nghe theo các quyết định của nhân viên quản lí cấp cao.

Nhiều người trong số họ thực chất là CEO của các công ty khác và có thiện cảm với các nhà quản lí. Một số thành viên thậm chí đồng thời là cán bộ trong công ty, tạo ra xung đột lợi ích rõ ràng về tiền công và sự đánh giá hiệu quả điều hành. Ngoài ra, các thành viên ban quản trị nhận được khá nhiều tiền lương thưởng và một số đặc quyền tốt, dù công việc của họ không nhiều; do đó có thể không muốn mạo hiểm vị trí của mình bằng cách tạo ra xung đột.

Chênh lệch tài nguyên. Cuối cùng, ngay cả khi một thành viên hội đồng quản trị muốn thách thức chế độ lương của nhân viên quản lí cấp cao, thì họ cũng khó thực hiện điều đó; do họ không ở công ty toàn thời gian, và do đó không hiểu rõ công ty bằng các quản lí. 

Ngoài ra, các nhân viên quản lí cấp điều hành thường có thể đưa ra các rào cản để cản trở nỗ lực có được đầy đủ thông tin và nguồn lực để đưa ra quyết định của hội đồng quản trị.

(Theo study.com)

Giang