|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Lí thuyết quản trị của Henri Fayol (Henri Fayol's management theory) là gì? Nguyên tắc quản trị

22:21 | 08/10/2019
Chia sẻ
Lí thuyết quản trị của Henri Fayol (tiếng Anh: Henri Fayol's management theory) là một mô hình đơn giản về cách quản lí tương tác với nhân sự. Fayol đã xây dựng lí thuyết quản trị theo tổ chức với 14 nguyên tắc.
henry-fayol-1-638

Hình minh hoạ (Nguồn: slideshare)

Lí thuyết quản trị của Henri Fayol (1841-1925)

Khái niệm

Lí thuyết quản trị của Henri Fayol trong tiếng Anh được gọi là Henri Fayol's management theory.

Lí thuyết quản trị của Henri Fayol là một mô hình đơn giản về cách quản tương tác với nhân sự. 

Lí thuyết quản của Fayol bao quát các khái niệm theo một cách rộng rãi, vì vậy hầu như bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng lí thuyết quản của mình. 

Ngày nay, cộng đồng doanh nghiệp coi lí thuyết quản cổ điển của Fayol là một hướng dẫn phù hợp để quản nhân viên hiệu quả.

(Theo trang business.com)

Các nhóm hoạt động kinh doanh

Theo ông hoạt động kinh doanh có thể chia thành 6 nhóm: 

- Kĩ thuật hay sản xuất

- Tiếp thị

- Tài chính

- Quản lí tài sản và nhân viên

- Kế hoạch thống kê

- Những hoạt động quản tổng hợp: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra.

Nguyên tắc

Fayol xây dựng thuyết quản trị theo tổ chức với 14 nguyên tắc sau:

- Phân công công việc phù hợp, rõ ràng, tạo được sự liên kết

- Tương quan giữa thẩm quyền và trách nhiệm: Mỗi người tự chịu trách nhiệm về công việc của mình

- Tính kỉ luật: Nhằm đảm bảo kỉ luật lao động trong doanh nghiệp

- Tính thống nhất trong chỉ huy: Mỗi người nhận lệnh của một người (trong công việc)

- Thống nhất trong lãnh đạo: Thống nhất trong ý kiến lãnh đạo với cấp dưới

- Cá nhân phụ thuộc vào lợi ích chung: Phải gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, làm cho người lao động thấy được sự phát triển của tập thể sẽ có lợi cho mỗi cá nhân, từ đó kích thích lao động, sáng tạo.

- Thù lao tương xứng: Nhằm khuyến khích người lao động làm việc sáng tạo, nâng cao chất lượng công việc.

- Tập trung quyền lực: Quyền quyết định bên trong doanh nghiệp chỉ tập trung vào một đầu mối, từ đó thống nhất trong chỉ đạo và hành động.

- Tuân thủ nguyên tắc thứ bậc: Các nhà quản trị các cấp và nhân viên dưới quyền sẽ được phân cấp theo thứ bậc dựa trên công việc được phân công trong tổ chức.

- Trật tự: Tổ chức phải được sắp xếp, phân cấp.

- Đảm bảo tính công bằng: Tránh mâu thuẫn trong tập thể lao động bằng cách phân công nhiệm vụ rõ ràng, chế độ khen thưởng, kỉ luật minh bạch, đối xử công bằng với các thành viên trong doanh nghiệp.

- Đảm bảo tính ổn định trong việc hưởng thụ và sử dụng: Tạo cho người lao động thấy đây là chỗ làm việc ổn định, lâu dài, từ đó có ý thức phấn đấu trong công việc.

- Tính sáng tạo: Tạo ra nhiều cái mới, bước đẩy, tạo ra những nét riêng, bản sắc cho doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác.

- Tính đồng đội: Xây dựng tinh thần tập thể, tính đoàn kết trong toàn doanh nghiệp, từ đó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về Tâm lí học, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Diệu Nhi

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.