|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kiến thức Kinh tế

Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) là gì? Các chỉ trích về kinh tế chia sẻ

10:00 | 16/09/2019
Chia sẻ
Kinh tế chia sẻ (tiếng Anh: Sharing Economy) được tạo thành từ các giao dịch ngang hàng ngắn hạn cho phép chia sẻ quyền sử dụng các tài sản hoặc dịch vụ nhàn rỗi hoặc để tạo ra sự cộng tác.
609-An-Introduction-to-Sharing-Economy

Hình minh hoạ. Nguồn: cleverism.com

Kinh tế chia sẻ

Khái niệm

Kinh tế chia sẻ trong tiếng Anh là Sharing Economy, hoặc Shareconomy, Collaborative Consumption, Collaborative Economy, hay Peer Economy.

Nền kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế được mà các hoạt động mua, cung cấp hoặc chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ dựa trên mạng lưới ngang hàng, thường được cung cấp bởi các nền tảng trực tuyến theo cộng đồng.

Bản chất của kinh tế chia sẻ

Các cộng đồng người đã chia sẻ tài sản để sử dụng trong hàng ngàn năm, nhưng sự ra đời của Internet và việc sử dụng dữ liệu lớn (big data) đã giúp chủ sở hữu tài sản và những người có nhu cầu sử dụng chúng tìm thấy nhau dễ dàng hơn. 

Kinh tế chia sẻ cho phép các mọi người kiếm tiền từ các tài sản không được tận dụng hết. Trong nền kinh tế chia sẻ, các tài sản nhàn rỗi như ô tô khi không sử dụng và phòng ngủ dự phòng có thể được cho thuê khi không sử dụng. Theo cách này, tài sản vật chất được chia sẻ dưới dạng dịch vụ.

Các dịch vụ chia sẻ xe như Zipcar có thể giúp minh họa ý tưởng này. Theo dữ liệu do Viện Brookings cung cấp, các phương tiện xe cộ cá nhân không được sử dụng trong 95% thời gian. 

Cũng chính báo cáo này miêu tả chi tiết dịch vụ chia sẻ phòng của công ty Airbnb, cho thấy Airbn có lợi thế về chi phí so với khách sạn khi chủ nhà tận dụng phòng ngủ dư thừa để cho thuê. Giá của Airbnb được ghi nhận là rẻ hơn từ 30% đến 60% so với giá của khách sạn trên toàn thế giới.

Nền kinh tế chia sẻ đang tăng trưởng

Nền kinh tế chia sẻ đã phát triển trong vài năm qua, giờ đây đóng vai trò là một thuật ngữ bao gồm tất cả các giao dịch kinh tế trực tuyến, thậm chí có thể bao gồm các tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. 

Các nền tảng khác đã tham gia nền kinh tế chia sẻ bao gồm:

- Mô hình không gian làm việc mở

- Nền tảng cho vay ngang hàng

- Thời trang

- Làm việc tự do

Các chỉ trích kinh tế chia sẻ

Các chỉ trích nền kinh tế chia sẻ thường xoay quanh sự không chắc chắn của các qui định.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê thường chịu các qui định của luật, trong khi các cá nhân trong các nền tảng chia sẻ thường không có giấy phép không cần tuân thủ các qui định, hoặc không phải trả các chi phí liên quan, mang lại cho họ lợi thế để tính giá thấp.

Một mối lo khác là việc thiếu các qui định của chính phủ sẽ dẫn đến sự lạm dụng nghiêm trọng của cả người mua và người bán trong nền kinh tế chia sẻ

Điều này được nhấn mạnh trong nhiều trường hợp được đăng tin rộng rãi như camera ẩn trong phòng thuê, kiện cáo đối xử không công bằng đối của giới tài xế với các công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ xe mà họ làm việc, thậm chí là các vụ giết người

Cũng có một lo ngại rằng lượng thông tin lớn được chia sẻ trên nền tảng trực tuyến có thể tạo ra sự phân biệt chủng tộc và giới tính giữa những người dùng. Điều này có thể xảy ra khi người dùng được phép chọn người mà họ sẽ chia sẻ nhà hoặc xe cộ, hoặc thuật toán phân biệt người dùng có đặc điểm như lịch sử tín dụng kém hay từng đi tù.

(Theo investopedia.com)

Hằng Hà

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.