Thị trường đang cho thấy một phản ứng khá thận trọng khi nhà đầu tư chọn giải pháp chốt lời, thay vì lao vào mua. Điểm tích cực là dòng tiền không có áp lực bán tháo toàn thị trường, mà áp lực bán mạnh chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gồm "họ Vingroup" và MSN.
Chỉ báo RSI lùi bước khi đi vào vùng 70 trong khi đường MACD đang suy yếu. Nếu đánh mất mốc 910 điểm, chỉ số VN30 sẽ đi vào xu hướng giảm trong thời gian tới.
Sau thời gian khởi sắc đầu phiên sáng, thị trường bất ngờ đảo chiều giảm sâu trước áp lực bán gia tăng. Thanh khoản theo đó cũng tăng mạnh lên 11.600 tỉ đồng, cao nhất trong 5 tháng gần đây.
Thống kê phiên giao dịch đầu tuần (16/11), khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 400 tỉ đồng trên sàn HOSE và HNX. Duy nhất thị trường UPCoM ghi nhận giá trị mua ròng hơn 9,7 tỉ đồng.
Theo VnDirect, sự ổn định và tăng giá của tiền đồng có thể củng cố xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, VND lên giá cũng giúp giảm bớt gánh nặng thanh toán nợ nước ngoài, giảm bớt mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Việt Nam.
Ghi nhận trong phiên giao dịch cuối tuần, khối ngoại trở lại mua ròng trên HOSE với giá trị 208 tỉ đồng, tập trung vào cổ phiếu VJC. Phía bán ra VJC là khối tự doanh CTCK, khối này tập trung gom vào cổ phiếu ngân hàng.
Tin kinh tế/tài chính hôm nay có các tin nổi bật: Chính sách kinh tế của ông Joe Biden nếu trở thành Tổng thống Mỹ; Việt Nam cùng 14 nước kí kết Hiệp định kinh tế qui mô lớn nhất thế giới RCEP; Mở phiên đầu tuần, giá vàng tăng nhẹ lên 1.890 USD/ounce
Quĩ Vietnam Holding Limited đánh giá Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài và khả năng cao dẫn đầu rổ MSCI Frontier Market 100 Index vào cuối năm 2021. Sự ổn định về vĩ mô, kiểm soát dịch COVID-19 tốt cũng là điểm sáng của TTCK Việt Nam.
Trong tuần qua, giá cổ phiếu ngành hàng không Việt Nam và thế giới đồng loạt khởi sắc sau thông tin tích cực về vắc xin COVID-19 cũng như triển vọng "bong bóng du lịch" giữa một số thị trường.
Theo nhận định chứng khoán phái sinh phiên 16/11 của công ty chứng khoán, chỉ số VN30 vẫn trong xu thế tăng điểm ngắn hạn và có khả năng hướng đến vùng đỉnh cũ 943 điểm.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, SHB tiếp tục là mã có mức tăng giá mạnh nhất ngành ngân hàng. Trong khi, VCB và MBB gây chú ý với khối lượng giao dịch gấp hơn 2 lần tuần trước.
Trong tuần qua, các cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế trên sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM. Một số mã tăng giá điển hình như PET, HTN, NKG. Tuy nhiên, thị trường chứng khiến một số cổ phiếu chưa dứt đà lao dốc như TLD, HRC.
Nhà đầu tư bắt đầu hướng sự chú ý nhiều hơn đến các thông tin về kết quả kinh doanh quí IV và cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết. Vào giữa tuần tới là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 11.
Cùng chiều với NĐT nước ngoài, bộ phận tự doanh CTCK bán ròng nhẹ 10,6 tỉ đồng tuần 9 – 13/11. Đáng chú ý, tâm điểm giao dịch của khối tự doanh là cổ phiếu VJC khi mã này đồng thời dẫn đầu cả phía mua và bán trong tuần.
Tổng hợp giao dịch tuần 9 – 13/11, khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái như tuần trước khi bán ròng trên HOSE và UPCoM, mua vào trên HNX. Tổng giá trị rút ròng toàn thị trường là 1.581 tỉ đồng. Riêng cổ phiếu nhóm ngân hàng bị bán ròng mạnh trong tuần giao dịch khởi sắc.
Thống kê phiên giao dịch hôm nay (13/11), sau 34 phiên xả liên tiếp, khối ngoại trở lại mua ròng trên HOSE với giá trị 208 tỉ đồng. Trong khi đó, hoạt động bán ròng vẫn áp đảo trên sàn HNX và thị trường UPCoM với tổng giá trị gần 33 tỉ đồng.
Thị trường khởi sắc ngay đầu phiên với đà tăng giá của nhóm VN30. Sắc xanh chiếm ưu thế trong rổ VN30 và nhóm ngân hàng. Các mã ngân hàng tác động tích cực nhất đến VN-Index có CTG, BID, TCB, VCB và MBB.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, thị trường vẫn tiếp tục giằng co trước ngưỡng kháng cự cứng và có thể tiếp tục diễn biến này cho đến khi một cây nến chỉ hướng xuất hiện.