Chứng khoán VNDirect vừa có văn bản nhằm bác bỏ tin đồn UBCKNN từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và cập nhật kết quả kinh doanh của công ty.
Trong phiên VN-Index mất thêm gần 14 điểm, giao dịch của NĐT cá nhân trở nên kém sắc khi đây là bên bán ròng duy nhất trên thị trường. Thống kê giao dịch cụ thể, cá nhân trong nước xả ròng gần 1.522 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 1.436,2 tỷ đồng.
Từ ngày 10/1, Jih Sun Vietnam Opportunity Fund đến từ Đài Loan, sẽ bắt đầu huy động vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô mệnh giá phát hành khoảng 6 tỷ Đài tệ (tương đương khoảng 5.000 tỷ VND).
Theo nhận định của công ty chứng khoán, VN-Index đã có phiên retest thành công ngưỡng MA100 lần thứ 5. Thị trường sẽ tiếp tục thu hẹp đà giảm và phục hồi trong các phiên cuối tuần.
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, đặc biệt là ngành ngân hàng, là lực đỡ chính níu giữ đà rơi của VN-Index. Dòng tiền bắt đầu có sự dịch chuyển về nhóm này, bao gồm cả NĐT cá nhân, khối ngoại và tự doanh CTCK.
Tại HOSE, khối ngoại rót ròng 896 tỷ đồng tại HOSE, đánh dấu phiên mua ròng mạnh nhất kể từ tháng 11/2021. Tâm điểm giao dịch trong phiên thuộc về cổ phiếu ngân hàng với STB, VCB, trong khi xả ròng 267 tỷ đồng SGB tại thị trường UPCoM.
Phiên giao dịch đầu tuần 17/1 diễn ra không mấy tích cực với thị trường chứng khoán Việt Nam khi áp lực bán kích hoạt rộng khắp toàn bộ các nhóm cổ phiếu khiến các chỉ số đồng loạt chìm sâu trong sắc đỏ.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC (Mã: FLC) bị phạt tiền 1,5 tỷ đồng vì bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo. Đồng thời ông Trịnh Văn Quyết còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.
Trong phiên VN-Index lao dốc hơn 43 điểm, khối ngoại mua ròng hơn 200 tỷ đồng, với tâm điểm xuống tiền xoay quanh một số bluechips. Diễn biến cùng chiều, nhà đầu tư cá nhân cũng đảo chiều rót vốn vào thị trường bất chấp áp lực xả ròng đến từ tự doanh và các tổ chức trong nước.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thông thường, sau các phiên giảm sâu như hôm nay, thị trường sẽ có các phiên hồi kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục khi dòng tiền đang có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Ngày 17/1, HOSE công bố giữ nguyên danh mục cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 kỳ tháng 1/2022. Đối với VNFin Lead, rổ chỉ số này thêm cổ phiếu VND vào danh mục do mã này đã chuyển giao dịch về lại sàn HOSE.
Theo quan sát, một số công ty chứng khoán lớn như SSI, MBS, Bản Việt, HSC không cho vay margin với các cổ phiếu tăng nóng thời gian qua như họ FLC hay các mã bất động sản. Trong khi đó, một số công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ đang thông báo cắt margin với loạt cổ phiếu.
Tại HOSE, khối ngoại tiếp đà mua gom hơn 201 tỷ đồng trong phiên VN-Index 'bốc hơi' hơn 43 điểm trước áp lực bán tháo trên diện rộng. Tâm điểm giao dịch trong phiên thuộc về nhóm ngân hàng, với các đại diện STB, BID, CTG, VCB.
Trong phiên giao dịch hôm nay (17/1), ngành ngân hàng dường như mất khả năng chống đỡ thị trường và có tới 24/27 mã giảm toàn ngành. Trái ngược với đà bán tháo của NĐT cá nhân, khối tự doanh CTCK và NĐT nước ngoài tranh thủ gom nhiều cổ phiếu ngành này, tâm điểm giao dịch là mã STB.
Theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán, nhà đầu tư nên hạn chế mua bán cổ phiếu ở vùng giá hiện tại cũng như không mua đuổi cổ phiếu trong nhịp hồi phục.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, năm nay Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% thì NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và nếu tăng trưởng GDP đạt 10% thì tín dụng có thể sẽ tăng 18 - 20%.