|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 17/1: Tự doanh và NĐT cá nhân trở lại gom cổ phiếu BĐS sau đợt bán ròng

08:04 | 17/01/2022
Chia sẻ
Trong phiên thứ Sáu (14/1), dòng tiền cá nhân và khối tự doanh CTCK đã trở lại với các cổ phiếu địa ốc khi nhóm này có phiên giao dịch tăng sôi động, nhiều cổ phiếu giảm sàn phiên trước đó đã có thanh khoản và thoát mức giá sàn.

Trong tuần 10 - 14/1, thông tin tiêu cực xuất hiện tác động mạnh lên nhóm cổ phiếu bất động sản và các cổ phiếu nóng đã lấy đi động lực tăng điểm của VN-Index. Dù vậy, dòng tiền thông minh đã vận động sang nhóm cổ phiếu ngân hàng - vốn đã có gần 6 tháng đi ngang và có mức định giá hợp lý, đã giúp cho diễn biến chỉ số không quá tiêu cực và vẫn giữ trên đường trung bình động SMA20.

Trong phiên cuối tuần, lực bán tại nhóm cổ phiếu midcap và penny đã giảm mạnh đáng kể, VN-Index theo đó đi ngang, và đóng cửa ở mức 1.496,02 điểm. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 22.844 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 27.542.3 tỷ đồng, giảm 24,7% so với phiên liền trước.

Thống kê của Fiinpro cho thấy dòng tiền tăng vào nhóm bất động sản, hàng & dịch vụ công nghiệp, hóa chất, trong khi giảm ở nhóm ngân hàng, thép, chứng khoán.

Tính chung tuần giao dịch, VN-Index giảm 2,1% cùng 16/19 ngành giảm điểm. Ngoài sự nâng đỡ từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, lực cầu tích cực ở vùng giá thấp trong khi thanh khoản giảm dần cho thấy áp lực bán không còn lớn và hoạt động bắt đáy với các cổ phiếu bán quá sớm diễn ra.

Dòng tiền thông minh 17/1: Tự doanh và NĐT cá nhân trở lại gom cổ phiếu BĐS sau đợt bán ròng - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tự doanh đảo chiều mua ròng nhẹ, tập trung gom cổ phiếu ngân hàng, BĐS

Trong phiên vừa qua, khối tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều mua ròng còn 92,3 tỷ đồng. Nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ gom ròng 199 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tự doanh mua ròng 14/18 ngành với nhóm được mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, bất động sản. Top mua ròng của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm VPB, HQC, DPM, GAS, TCB, FPT, PNJ, HPG, PLX, MWG.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ô tô & phụ tùng chịu áp lực bán lớn nhất từ khối tự doanh. Top các mã bị bán ròng gồm FUEVFVND, NBB, E1VFVN30, GEX, ACB, DIG, LCG, BFC, PC1, DXG.

Dòng tiền thông minh 17/1: Tự doanh và NĐT cá nhân trở lại gom cổ phiếu BĐS sau đợt bán ròng - Ảnh 2.

Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 14/1. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức trong nước duy trì bán ròng phiên VN-Index đi ngang

Giao dịch trái chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 443,8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ xả ròng 225,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 4/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm cổ phiếu địa ốc. Top10 mã bị bán ròng mạnh nhất có DIG, NBB, GEX, NVL, VCB, DC4, FUESSVFL, DHC, PVD, VHM.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm  APH, DBC, BID, HCM, SZC, VNM, VHC, IJC, MWG, HPG.

Cá nhân trong nước chuyển hướng bán ròng, chủ yếu đối ứng với nước ngoài

Trong phiên VN-Index đi ngang, NĐT cá nhân quay lại xu hướng bán ròng với quy mô rút vốn đạt 418,4 tỷ đồng. Trong đó, họ rút ròng 637,6 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 2/18 ngành, chủ yếu là ngành bất động sản. Dòng tiền cá nhân đã trở lại với các cổ phiếu địa ốc khi nhóm này có phiên giao dịch tăng sôi động, nhiều cổ phiếu giảm sàn phiên trước đó đã có thanh khoản và thoát mức giá sàn, trong đó phải kể đến các cổ phiếu DIG, CEO, HQC, SCR, ITA.

Đây là nhóm cổ phiếu đã tăng nóng thời gian trước đó và chịu ảnh hưởng bởi sự kiện Tân Hoàng Minh bỏ cọc và chủ tịch FLC bán chứng khoán không công bố thông tin. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã DIG, NBB, VND, NVL, VCI, GMD, PVD, DHC, DC4, FRT.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 16/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại cổ phiếu ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có STB, VNM, HPG, CTG, VCB, APH, HQC, HBC, DBC.

Dòng tiền thông minh 17/1: Tự doanh và NĐT cá nhân trở lại gom cổ phiếu BĐS sau đợt bán ròng - Ảnh 3.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 14/1. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT nước ngoài trở lại mua ròng 770 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ trở lại mua ròng nâng đỡ thị trường. Về giá trị cụ thể, khối ngoại gom ròng 770 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 663,7 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, VNM, VCB, HPG, CTG, GEX, VHM, HBC, VCG, TCH.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài xả mạnh nhất cổ phiếu nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VND, VCI, VPB, GMD, VRE, NVL, PNJ, NKG, HDG


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.